(Nguồn: Phát triển của tác giả)
2.3.3. Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:
- H1: Môi trường kiểm soát, bao gồm việc tạo lập một cơ cấu và kỷ cương trong toàn bộ hoạt động của đơn vị (kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều +).
- H2: Đánh giá rủi ro, liên quan đến việc nhận biết, phân tích và lựa chọn những giải pháp đối phó với các sự kiện bất lợi cho đơn vị trong việc thực hiện các mục tiêu (kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều +).
- H3: Hoạt động kiểm soát bao gồm các phương thức cần thiết để kiểm soát như xét duyệt, phân quyền, kiểm tra, phân tích rà soát... trong từng hoạt động cụ thể của đơn vị (kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều +).
- H4: Thông tin, truyền thông liên quan đến việc truyền đạt thông tin trong
H4+ H6+ H5+ H3+ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ Tự kiểm tra và kiểm tra chéo Thông tin Truyền thông Giám sát H1+ Môi trường
kiểm soát Đánh giá
rủi ro
Hoạt động Kiểm soát H2+
học hóa, hệ thống thông tin còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống phù hợp với đơn vị (kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều +).
- H5: Giám sát bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên và định kỳ nhằm không ngừng cải thiện KSNB, kể cả việc hình thành và duy trì công tác KSNB (kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều +).
- H6: Tự kiểm tra và kiểm tra chéo bao gồm các hoạt động kiểm tra của các CBCC trong cùng hệ thống để giảm bớt sai xót có thể xảy ra (kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều +).
Mô hình được xây dựng có dạng như sau:
CT= β0 + β1*MT + β2*RR + β3*KS + β4*TT + β5*GS + β6*KT
Trong đó:
β1, β2, β3.... βi là các hệ số hồi quy MT: Môi trường kiểm soát (X1)
RR: Hệ thống rủi ro (X2) KS: Hệ thống kiểm soát (X3) TT: Thông tin truyền thông (X4) GS: Hệ thống Giám sát (X5)
KT: Tự kiểm tra và kiểm tra chéo (X6) CT: Công tác kiểm soát nội bộ (Y)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 - Cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ của KBNN, tác giả đã trình bày tổng quan về kiểm soát nội bộ thông qua nội dung Lịch sử hình thành và phát triển kiểm soát nội bộ với 4 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn sơ khai, Giai đoạn hình thành, Giai đoạn phát triển, Giai đoạn hiện đại và Định nghĩa về kiểm soát nội bộ. Tiếp theo, tác giả khái quát hệ thống kiểm soát nội bộ của Kho bạc Nhà nước và trình bày các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ KBNN: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát; Tự kiểm tra và kiểm tra chéo. Sáu yếu tố này có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ; Mối quan hệ giữa các mục tiêu của tổ chức và các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ và Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó, tác giả đưa ra mô hình, giả thiết và các biến nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về HTKSNB, từ đó mô hình nghiên cứu lý thuyết cũng đã được xây dựng. Chương 3 tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.