6. Kết cấu của luận văn
1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, lý luận về hệ thống KSNB trước hết được trình bày trong các giáo trình Lý thuyết kiểm toán, giáo trình Kiểm toán tài chính của các Trường Đại học khối kinh tế. Về thực tiễn có một số đề tài khoa học, luận văn, luận án và một số nghiên cứu về vấn đề này.
Đậu Ngọc Châu và Nguyễn Viết Lợi (2009) với giáo trình “Lý thuyết kiểm toán” của Học viện Tài chính; Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ (2012) với giáo trình “Kiểm toán tài chính” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Giáo trình “Lý thuyết kiểm toán” của Học viện Tài chính do ThS. Đậu Ngọc Châu và TS. Nguyễn Viết Lợi chủ biên (2009) trình bày khái niệm, các mục tiêu của hệ thống KSNB đối với báo cáo tài chính (BCTC); cơ cấu của hệ thống KSNB. Về cơ bản nội dung hệ thống KSNB được nghiên cứu và trình bày trong các giáo trình kiểm toán của các Trường đại học thuộc khối kinh tế là tương đối thống nhất với nhau, ngoại trừ một số khác biệt về cách tiếp cận cơ cấu của hệ thống KSNB. Riêng giáo trình “Kiểm toán tài chính” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội do GS. TS Nguyễn Quang Quynh và PGS. TS Ngô Trí Tuệ chủ biên, xuất bản năm 2012 lại đưa ra quan điểm hệ thống KSNB gồm bốn thành phần: môi trường kiểm soát; hệ thống kế toán; các thủ tục kiểm soát; kiểm toán nội bộ.
Đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quá trình kiểm toán do
Kiểm toán Nhà nước tiến hành”, do GS.TS Ngô Thế Chi và TS Phạm Tiến Hưng
đồng chủ nhiệm thực hiện năm 2013.
Đề tài đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về đặc điểm tập đoàn kinh tế Nhà nước và hệ thống KSNB của tập đoàn kinh tế Nhà nước để làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB do Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Nội dung chính của đề tài là tập trung nghiên cứu, xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, tiêu chí nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của các tập đoàn kinh tế Nhà nước cũng như xây dựng quy trình nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Vì vậy, hệ thống KSNB được trình bày trong đề tài chưa thật đầy đủ trên các phương diện thiết lập và vận hành nhằm đối phó với các rủi ro của doanh nghiệp.
- Luận án: “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nguyễn Thị Lan Anh (năm 2014).
Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về hệ thống KSNB và thực hiện khảo sát phân tích các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn. Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ được đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, về mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty thành viên trong Tập đoàn đã ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, để trên cơ sở đó có đề xuất những giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi hơn.
- Luận án “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị” – Học viện tài chính – Đinh Hoài Nam (2016).
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ quản trị doanh nghiệp nhằm định hướng cho các nội dung hoàn thiện hệ thống KSNB, phù hợp với đặc thù tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị. Tuy nhiên, luận án cũng chưa chỉ ra hết được các rủi ro đặc thù, trọng yếu của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty Đầu tư Phát
triển Nhà và Đô thị vì vậy các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB vẫn hướng đến các chu trình chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh như khá nhiều các luận văn, luận án khác, mà chưa hướng đến mục tiêu kiểm soát rủi ro.
Liên quan đến vấn đề kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể như:
Nghiên cứu của Đỗ Thị Thoa (2016) về “Hệ thống Kiểm soát Nội bộ Kho bạc Nhà nước một số quốc gia trên thế giới với kiểm soát hoạt động thu, chi Ngân
sách Nhà nước và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Việt Nam” đã đưa ra
phân tích các đặc điểm về HTKSNB của KBNN với kiểm soát thu, chi NSNN ở một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Việt Nam từ việc thiết kế và vận hành HTKSNB của KBNN đối với kiểm soát thu chi NSNN qua KBNN cần được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống và có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên liên quan đến giao dịch thu, chi NSNN.
Đề tài “Hệ thống KSNB tại KBNN Quận 10- TP HCM - thực trạng và giải
pháp hoàn thiện năm 2005 của thạc sĩ Nguyễn Thanh Huyền” Luận văn đã nêu lên
thực trạng hệ thống KSNB tại KBNN Quận 10 và đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Quận 10.
Đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Khánh
Hòa, năm 2012 của thạc sĩ Đỗ Thị Thu Trang” đề tài đưa ra những giải pháp KSNB
về công tác chi thường xuyên tại tỉnh Khánh Hòa không bao quát cho toàn bộ hệ thống KSNB tại các kho bạc trên địa bàn.
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Tài chính Cổ
phần Dầu khí Việt Nam của thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Thủy, năm 2011”. Luận văn
đã phân tích đánh giá tình hình triển khai hoạt động KSNB, nêu ra những thành tựu hạn chế trong công tác KSNB và đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà
được thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết những vấn đề xã hội. Tuy vậy, ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống, việc quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn có những vấn đề chưa phù hợp. Vì vậy, kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần được hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống và tác giả đã đưa ra những giải pháp phù hợp với quy mô tỉnh.
Như vậy các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: Thực trạng kiểm soát thu, chi ngân sách tại đơn vị, thực trạng kiểm soát nội bộ tại tác công ty nhận thấy mặt tồn tại của đơn vị từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên tác giả đề xuất những giải pháp về KSNB trong các công trình này là những đề xuất mang tính chất chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, công ty mà chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực để các đơn vị vận dụng nhằm đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro, ngăn ngừa đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong tương lai.
Mặc dù có nhiều luận văn nghiên cứu về KSNB đã công bố nhưng hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về KSNB tại KBNN tỉnh Tây Ninh. Vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và tăng tính hệ thống trong việc quản lý an toàn tiền và tài sản Nhà nước.