Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện Hệ thống KSNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 124 - 125)

5.2 .5Hoàn thiện nhân tố giám sát

5.3 Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện Hệ thống KSNB

5.3.1. Đối với Nhà nước và Kho bạc nhà nước:

Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách nhà nước nói chung và các văn bản, Thông tư nói riêng phải đồng bộ, sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Hai là, khi ban hành chính sách nhà nước, các văn bản, Thông tư thì câu từ gắn gọn, dễ hiểu. Để khi áp dụng thì các cơ quan chức năng và các đơn vị sử dụng ngân sách dễ hiểu cùng một ý, tránh tình trạng “một từ mà hiểu nhiều nghĩa”.

Ba là, các văn bản, Thông tư khi ban hành cần phải được áp dụng trong thời gian dài. Vì khi sửa đổi bổ sung thì văn bản, Thông tư sửa đổi, bổ sung phải thay thế văn bản, Thông tư cũ, tránh tình trạng luật chồng luật, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các cơ quan chức năng và các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện.

Bốn là, cần qui định rõ ràng thời gian áp dụng cho các công văn hướng dẫn. Vì hiện nay, có quá nhiều văn bản hướng dẫn chính sách không phù với Luật, Nghị định, Thông tư.

5.3.2. Đối với các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Một là, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức mới về kế toán cho cán bộ công chức trong đơn vị.

Hai là, định kỳ cần tổ chức kiểm tra kiến thức cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị. Qua đó nắm bắt kịp thời trình độ cán bộ công chức để bố trí phù hợp theo năng lực.

Ba là, thực hiện thường xuyên chế độ luân chuyển cán bộ công chức giữa các Kho bạc Nhà nước. Đây là một việc rất quan trọng và cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong công việc và tiêu cực tại đơn vị. Ngoài điều kiện trình độ phù hợp với chuyên ngành là từ đại học trở lên cần đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm trong công tác và có tâm huyết với nghề.

Bốn là, công khai và minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ.

Năm là, phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất giữa từng bộ phận trong kho bạc.

Sáu là, cần phải phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm từng bộ phận trong đơn vị.

Bảy là, thường xuyên tổ chức công tác tự kiểm tra và kiểm tra chéo trong từng bộ phận nhằm giảm thiểu rủi ro.

Tám là, trang bị máy móc hiện đại trong hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)