Giai đoạn hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1.4. Giai đoạn hiện đại

Sau Báo cáo COSO 1992, hàng loạt nghiên cứu về KSNB trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời.

- Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập: Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống

KSNB, bao gồm: SAS 78 (1995), SAS 94 (2001).

- Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: Năm 1996, Bản tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan” (CoBIT – Control Objectives for Information and Related Technology) do Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin (ISACA – Information System Audit and Control Association) ban hành.

- Phát triển về phía quản trị: Năm 2004, COSO chính thức ban hành Báo cáo COSO 2004 (ERM) dựa trên cơ sở báo cáo COSO 1992.

- Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ: Năm 2006, COSO triển khai nghiên cứu và ban hành hướng dẫn “Kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính – Hướng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ” (gọi tắt là COSO Guidance 2006). Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA – International Standard on Auditing) cũng sử dụng Báo cáo của COSO khi yêu cầu xem xét hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC, cụ thể là: ISA 315 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu”, ISA 265 “Thông báo về những khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ”.

- Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ: Các chuẩn mực của IIA không đi sâu nghiên cứu các thành phần của KSNB, vì IIA là một thành viên của COSO nên về nguyên tắc không có sự khác biệt giữa định nghĩa của IIA và COSO.

- Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS – Basel Committee on Banking Supervision) đã đưa ra khuôn khổ về KSNB trong ngân hàng. Báo cáo này không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của COSO vào lĩnh vực ngân hàng.

- Hướng dẫn về giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ: COSO cũng đưa ra Dự thảo Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB (Exposure Draft, COSO 2008) dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 nhằm giúp các tổ chức tự giám sát chất lượng của hệ thống KSNB.

- Vào ngày 14 tháng 05 năm 2013, COSO đã cập nhật khuôn mẫu hệ thống KSNB 3 nhằm hướng dẫn về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và biện pháp để giảm thiểu gian lận (internal control and fraud deterrence), từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)