6. Kết cấu của luận văn
4.4.2.1 Kiểm định các giả thuyết hồi quy
Hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến được trình bày tại Bảng 4.13 Qua đó, ta thấy, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các khái niệm độc lập đều nhỏ hơn 10; chứng tỏ: giữa các khái niệm độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.13 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Mô hình
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Kiểm tra hiện tương đa cộng tuyến
Beta Dung sai VIF
1 MT .266 .565 1.770 RR .189 .498 2.010 KS .149 .697 1.436 TT .162 .530 1.887 GS .125 .886 1.129 KT .207 .631 1.584
Sự độc lập của phần dư ước lượng
Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) của hàm hồi quy 1 có giá trị là 1.972 gần bằng 2, cho thấy: không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 1, hay nói cách khác: các phần dư ước lượng của mô hình độc lập, không có mối quan hệ tuyến tính với nhau
Bảng 4.14 Kết quả mô hình hồi quy Mô hình Hệ số R Hệ số R 2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn Hệ số Durbin- Watson 1 0.801a 0.642 0.632 0.37625 1.972
Như kết quả phân tích thì mô hình ngiên cứu có R2
hiệu chỉnh là 0.632 nghĩa là 63,2% sự biến thiên của Công tác KSNB được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hệ thống kiểm soát, Thông tin truyền thông, Giám sát, Tự kiểm tra và kiểm tra chéo.
Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.
Hình 4.2 Đồ thị phân bố phần dư hàm hồi quy
Phân phối của phần dư: Quan sát Hình 4.2 ta thấy: biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa có hình dạng tiệm cận với đường cong phân phối chuẩn. Ngoài ra, mô hình có trị trung bình Mean 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.986, gần bằng 1. Do đó, ta có thể kết luận rằng: giả thiết phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi
Hình 4.4 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.
Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.15 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình
Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 52.790 6 8.798 62.149 .000b Phần dư 29.446 208 0.142 Tổng 82.236 214
Với giả thuyết H0: β1 β2 β3 β4 β5 β6 0 (tất cả hệ số hồi quy bằng 0) + Giá trị Sig(F) = 0.000 < mức ý nghĩa 5%: giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều đó có ý nghĩa là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu hiện có.
+ Sig(β1), Sig(β2), Sig(β3), Sig(β4), Sig(β5), Sig(β6) mức ý nghĩa 5% nên các biến độc lập tương ứng là Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hệ thống
kiểm soát, Thông tin truyền thông, Giám sát, Tự kiểm tra và kiểm tra chéo có hệ số
hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.