.16 Bảng thông số thống kê trong mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 106 - 110)

Mô hình Hệ số không chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Giá trị Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Dung sai VIF 1 Hằng số -0.482 0.238 -2.023 0.044 MT 0.326 0.068 0.266 4.820 0.000 0.565 1.770 RR 0.205 0.064 0.189 3.216 0.002 0.498 20010 KS 0.158 0.053 0.149 2.991 0.003 0.697 1.436 TT 0.180 0.063 0.162 2.837 0.005 0.530 1.887 GS 0.094 0.033 0.125 2.846 0.005 0.886 1.129 KT 0.166 0.042 0.207 3.970 0000 0.631 1.584 a.Biến phụ thuộc: CT

Thông qua các kiểm định ở trên, có thể thấy mô hình (1) biểu diễn mối quan hệ giữa các đặc trưng “Môi trường kiểm soát”, “Đánh giá rủi ro”, “Kiểm soát”, “Thông tin và truyền thông”, “Giám sát”, “Tự kiểm tra và kiểm tra chéo” không vi phạm các giả thuyết ban đầu của phương trình hồi quy tuyến tính và phù hợp với tổng thể. Mô hình đạt ý nghĩa thống kê 95% và các hệ số hồi quy riêng của mô hình đều có giá trị dương. Có nghĩa là, khi các thành phần về Môi trường kiểm soát (MT), Đánh giá rủi ro (RR), Kiểm soát (KS), Thông tin và truyền thông (TT), Giám sát (GS), Tự kiểm tra và kiểm tra chéo (KT) càng được nâng cao thì công tác kiểm soát nội bộ tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũng càng tăng theo.

Cụ thể, hàm hồi quy chưa chuẩn hóa được viết như sau:

CT = - 0.482 + 0.326*MT + 0.205*RR + 0.158*KS + 0.180*TT + 0.094*GS + 0.166*KT

- Khi Môi trường kiểm soát (MT), tăng lên 1 đơn vị thì công tác kiểm soát nội bộ tăng lên 0.326 đơn vị.

- Khi Đánh giá rủi ro (RR), tăng lên 1 đơn vị thì công tác kiểm soát nội bộ tăng lên 0.205 đơn vị.

- Khi Kiểm soát (KS), tăng lên 1 đơn vị thì công tác kiểm soát nội bộ tăng lên 0.158 đơn vị.

- Khi Thông tin và truyền thông (TT), tăng lên 1 đơn vị thì công tác kiểm soát nội bộ tăng lên 0.180 đơn vị.

- Khi Môi trường kiểm soát (MT), tăng lên 1 đơn vị thì công tác kiểm soát nội bộ tăng lên 0.094 đơn vị.

- Khi Tự kiểm tra và kiểm tra chéo (KT) tăng lên 1 đơn vị thì công tác kiểm soát nội bộ tăng lên 0.166 đơn vị.

4.4.3 Giải thích tầm quan trọng của các biến trong mô hình

Phương trình hồi quy tuyến tính trên giúp ta rút ra kết luận từ mẫu nghiên cứu rằng hệ thống KSNB của các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phụ thuộc vào 6 nhân tố chính, đó là Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hệ thống Kiểm soát, Thông tin Truyền thông, Giám sát, Tự kiểm tra và kiểm tra chéo. Do tất cả các biến độc lập đều được đo lường bằng thang đo mức độ Likert (cùng một đơn vị tính) nên từ phương trình hồi quy này ta cũng thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với hệ thống KSNB của các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:

CT = 0.266*MT + 0.189*RR + 0.149*KS + 0.162*TT + 0.125*GS + 0.207*KT

Để xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình ta sửa dụng hệ số Beta. Theo kết quả bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy cho thấy tầm quan trọng của các biến này trong mô hình đối với Công tác kiểm soát nội bộ như sau:

- Nhân tố Môi trường kiểm soát có hệ số Beta là 0.266 nên có tầm quan trọng nhất đối với Công tác Kiểm soát nội bộ. Điều này có nghĩa là càng nâng cao môi

trường kiểm soát thì sẽ càng nâng cao hiệu quả trong công tác kiêm soát nội bộ tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Nhân tố đứng thứ 2 là Tự kiểm tra và kiểm tra chéo với hệ số Beta là 0.207. Điều này có nghĩa là càng nâng cao công tác tự kiểm tra và kiểm tra chéo thì hiệu quả trong công tác kiểm soát nội bộ càng được nâng cao.

- Nhân tố đứng thứ 3 là Đánh giá rủi ro với hệ số Beta là 0.189. Điều này có nghĩa là càng nâng cao công tác đánh giá rủi ro thì hiệu quả trong công tác kiểm soát nội bộ càng được nâng cao.

- Nhân tố đứng thứ 4 là Thông tin truyền thông với hệ số Beta là 0.162. Điều này có nghĩa là càng nâng cao chất lượng thông tin và truyền thông thì hiệu quả trong công tác kiểm soát nội bộ càng được nâng cao.

- Nhân tố đứng thứ 5 là Hệ thống Kiểm soát với hệ số Beta là 0.149. Điều này có nghĩa là càng nâng cao hệ thống kiểm soát thì hiệu quả trong công tác kiểm soát nội bộ càng được nâng cao.

- Cuối cùng là nhân tố Giám sát với hệ số Beta là 0.125. Điều này có nghĩa là càng nâng cao hệ thống giám sát thì hiệu quả trong công tác kiểm soát nội bộ càng được nâng cao.

Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa được thể hiện ở Bảng 4.17

Bảng 4.17. Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

STT Biến độc lập Giá trị Tỷ trọng

Thứ tự ảnh hưởng

1 Môi trường kiểm soát (X1) 0.266 24.23 1 2 Đánh giá rủi ro (X2) 0.189 17.22 3 3 Hoạt động kiểm soát (X3) 0.149 13.57 5 4 Thông tin truyền thông (X4) 0.162 14.75 4

5 Giám sát (X5) 0.125 11.38 6

6 Tự kiểm tra và kiểm tra chéo (X6) 0.207 18.85 2

Tổng 1.098 100%

4.5 Kiểm định các giả thuyết

Qua bảng 4.17 Hệ số hồi quy của mô hình (1), ta thấy mức ý nghĩa quan sát được (Sig.) đối với các biến độc lập Môi trường kiểm soát (MT), Đánh giá rủi ro (RR), Kiểm soát (KS), Thông tin và truyền thông (TT), Giám sát (GS), Tự kiểm tra và kiểm tra chéo (KT) nhỏ hơn 5%, điều đó có nghĩa là các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)