Định nghĩa về kiểm soát nội bộ của INTOSAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2 Định nghĩa về kiểm soát nội bộ của INTOSAI

Hướng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI 1992 đưa ra định nghĩa về KSNB như sau:

Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức:

- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức.

- Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và vi phạm pháp luật.

- Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước và nội bộ.

- Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động và lập báo cáo đúng đắn kịp thời.

Tài liệu hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật lại vào năm 2001, trình bày về định nghĩa về KSNB như sau:

KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức. Sau đây là những mục tiêu cần đạt được:

- Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp.

- Thực hiện đúng trách nhiệm.

- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc, quy định.

Ngân sách Nhà nước được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm soát nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công.

2.1.3 Định nghĩa về kiểm soát nội bộ

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, dưới đây là một số quan điểm về KSNB:

Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: “HTKSNB là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các

chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động.

Theo quan điểm của tổ chức COSO (1992, trang 186):KSNB là quá trình do người quản lý, HĐQT và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của của báo cáo tài chính; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; đảm bảo

các hoạt động được thực hiện hiệu quả”.

Tác giả Robert R. Moeller (2009, trang 24) khi nghiên cứu KSNB ứng dụng cho mục đích kiểm toán nội bộ đã phát triển thêm lý luận của tổ chức COSO và bổ sung thêm một số mục tiêu của KSNB cần đạt được, cụ thể “KSNBlà một quá trình được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về: độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động; tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức”.

Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Nói cách khác, đây là tập hợp tất cả những việc mà một công ty cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Hệ thống này không đo đếm

kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng ban của công ty đang vận hành ra sao và, nếu vẫn giữ nguyên cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không. Ngoài ra, thiết lập được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản công ty.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (2001, trang 1) nêu rõ khái niệm về HTKSNB như sau: “HTKSNB được hiểu là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai sót để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị ”.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, thay thế cho chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 trước đây đã định nghĩa cụm từ KSNB thay vì HTKSNB như trước đây như sau: “KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan” (VSA 315, 2012, trang 1).

Nhìn chung, các khái niệm về KSNB của các tác giả đều thống nhất nhau ở những các điểm chung là: nó là một quá trình; nó được thiết kế và vận hành bởi các nhà quản lý và các nhân viên; nó đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)