Giả thuyết Kết quả kiểm định
H1 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H2 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H3 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H4 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H5 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H6 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
- Biến môi trường kiểm soát (KS) có hệ số 0.326, quan hệ cùng chiều với công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “môi trường kiểm soát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.326 điểm. Kết quả này cho thấy một môi trường kiểm soát lành mạnh (bao gồm: tính trung thực và các giá trị đạo đức của ban lãnh đạo và nhân viên trong các kho bạc, cơ cấu tổ chức trong các Kho bạc hợp lý, chính sách nhân sự hiệu quả) sẽ là nền tảng để HTKSNB trong các Kho bạc đạt được sự hữu hiệu. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Rea & Subramaniam (2006), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014).
- Biến đánh giá rủi ro (RR) có hệ số 0.205, quan hệ cùng chiều với Công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “đánh giá rủi ro” tăng thêm 1 điểm thì kết quả công tác KSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.205 điểm. Kết quả này cho thấy việc đánh giá rủi ro được thực hiện tốt bao gồm xác định, nhận dạng, phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro có tác động quan trọng đến việc nâng cao công
tác của HTKSNB. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Lannoye (1999), Walker (1999), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014). Điều này có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong môi trường kiểm soát của Kho bạc luôn tồn tại nhiều rủi ro, việc đánh giá rủi ro có vai trò quan trọng để đảm bảo các hoạt động của Kho bạc đạt được mục tiêu đề ra.
- Biến hoạt động kiểm soát (KS) có hệ số 0.158, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “hoạt động kiểm soát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả công tác KSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.158 điểm. Kết quả này cho thấy các hoạt động kiểm soát được thực hiện thường xuyên và hiệu quả sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của công tác KSNB trong các Kho bạc. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Jenkinson (2008), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014).
- Biến thông tin và truyền thông (TT) có hệ số 0.180, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “thông tin truyền thông” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.180 điểm. Kết quả này cho thấy thông tin hỗ trợ cho việc điều hành, kiểm soát và cách thức truyền thông trong doanh nghiệp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý bao gồm: thông tin được cung cấp chính xác, thông tin được cung cấp kịp thời, công tác tác truyền thông trong nội bộ, công tác truyền thông ra bên ngoài sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của công tác KSNB trong các Kho bạc. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Steihoff (2001), Hevesi (2005), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014). Nâng cao chất lượng thông tin trong Kho bạc cũng như xây dựng cách thức truyền thông là một giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu của công tác KSNB, đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kịp thời, chính xác và hiệu quả.
- Biến giám sát (GS) có hệ số 0.094, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “giám sát” tăng thêm điểm thì kết quả sự hữu hiệu của công tác KSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.094
điểm. Quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên tại các kho bạc. Công tác này giúp cho HTKSNB luôn được kiểm tra và cải tiến liên tục để đảm bảo các hoạt động của kho bạc được kiểm soát một cách chặt chẽ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Calomiris & Khan (1991), Muhota (2005), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014). Gia tăng công tác giám sát bên trong và bên ngoài đối với kho bạc là giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu đối với HTKSNB của các kho bạc.
- Tự kiểm tra và kiểm tra chéo (KT) có hệ số 0.166, quan hệ cùng chiều với công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “thể chế chính trị” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự công tác KSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.166 điểm. Kết quả này chỉ ra rằng hoạt động tự kiểm tra và kiểm tra chéo cũng không kém phần quan trọng đối với công tác KSNB. Đây được xem là đóng góp mới của tác giả khi xem xét sự hữu hiệu của công tác kiểm soát nội bộ trong các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong quá trình phân tích hồi quy và xoay nhân tố, ta nhận thấy có 6 biến liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây ninh đó là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Kiểm soát, Truyền thông Thông tin, Giám sát, Tự kiểm tra và kiểm tra chéo. Trong đó, yếu tố môi trường kiêm soát có ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là Tự kiểm tra và kiểm tra chéo, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, hệ thống kiểm soát, cuối cùng là yếu tố giám sát. Nếu Môi trường kiểm soát tăng lên một bậc sẽ làm cho hệ thống KSNB của KBNN tăng thêm 0,266 bậc. Tương tự, sự tăng lên một bậc của Tự kiểm tra và kiểm tra chéo, Đánh giá rủi ro, Thông tin và truyền thông, Hệ thống giám sát sẽ làm tăng hệ thống KSNB của KBNN lên trung bình lần lượt là 0.207; 0.189; 0.162; 0.149; 0.125 bậc.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1. Kết luận
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan lên hệ thống KSNB của KBNN tại Tây Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao mặt tích cực của các yếu tố ảnh hưởng. Tác giả đã thực hiện tương đối đầy đủ các bước cần thiết của một nghiên cứu.
Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp 330 người là cán bộ được khảo sát là công nhân viên chức đang làm việc tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, thông qua bảng câu hỏi để đánh giá xem người được hỏi có thực sự hiểu được bản câu hỏi của tác giả đưa ra hay không. Và bằng phương pháp định lượng tác giả thu về được 215 mẫu hợp lệ.
Tiến hành kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, thang đo hệ thống KSNB của KBNN có 6 yếu tố thành phần với 33 biến quan sát, các quan sát đều được giữ lại, thang đo đảm bảo đạt độ tin cậy cần thiết để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố ta đã xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của KBNN. Đó là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Kiểm soát, Giám sát, Truyền thông, Thông tin, Tự kiểm tra và kiểm tra chéo rút ra có dạng:
CT = 0.266*MT + 0.189*RR + 0.149*KS + 0.162*TT + 0.125*GS + 0.207*KT +ei
Sau đó, tác giả thực hiện tiến hành kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội. Với giả thuyết Ho là hệ số hồi quy của các biến độc lập βk = 0 và với độ tin cậy 90% thì ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 của các biến MT, RR, KS, TT, GS, KT. Điều này có nghĩa là các nhân tố Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Kiểm soát, Truyền thông truyền thông, Giám sát, Tự kiểm tra và kiểm tra chéo đều có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của các KBNN ở Tây Ninh. Trong đó yếu tố môi trường kiểm soát có tác động mạnh nhất đến hệ thống KSNB của các KBNN ở Tây Ninh
5.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
5.2.1 Hoàn thiện nhân tố môi trường kiểm soát
Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc, ứng xử của CBCC trong công việc và đối với khách hàng; cần có các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp quản lý đặc biệt là công tác kiểm tra chéo để ngăn chặn sai sót đồng thời thông qua các phong trào thi đua biểu dương những tấm gương tiêu biểu không chỉ về chuyên môn mà còn giữ gìn đạo đức trong sáng như thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, kiên quyết từ chối những khoản chi không đúng theo quy định và nhân rộng những tấm gương trả tiền thừa cho khách hàng.
Cần phải giữ gìn và phát huy nét đẹp văn minh văn hóa nghề kho bạc. Để giữ được nét đẹp đó theo tôi mọi CBCC phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước; chấp hành nội quy, quy chế, 10 điều kỷ luật kỷ cương của ngành, thường xuyên trao dồi đạo đức không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, sống có lý, có tình, giao tiếp với mọi người phải luôn hòa nhã lịch sự, không tham ô tham nhũng sa hoa lãng phí, không gây phiền hà cho khách hàng phải luôn luôn đoàn kết nội bộ, gương mẫu trong các mặt và hoàn thành tốt nghĩa vụ một người công chức. Phải thường xuyên khẳng định lại chính mình, không tự cao, tự đại. Từ những yếu tố trên đó là cơ sở hoàn thiện con người mới hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao phát huy văn minh văn hóa nghề kho bạc. Bên cạnh đó cần bố trí những nhân viên có tính trung thực, đạo đức trong sáng có tính cẩn trọng kỷ lưỡng để làm công tác kho quỹ vì đây là bộ phận để làm mất tiền và tài sản của nhà nước và cũng là nơi mà khách hàng rất an tâm nếu họ nộp tiền thừa mà nhân viên kho bạc trả lại.
Bên cạnh đó, cần xây dựng phong cách người lãnh đạo kho bạc luôn giữ được đạo đức cá nhân lịch sự hòa nhã, tôn trọng nhân viên nhất là những nhân viên giỏi phải có cách ứng xử hợp lý góp phần giúp đơn vị duy trì nguồn nhân lực. Cần phân công đúng người, đúng năng lực, đánh giá năng lực của nhân viên cần dựa trên bảng mô tả công việc đã xây dựng sao cho phù hợp, giao đúng việc sẽ giúp cho
nhân viên phát huy được năng lực của mình làm việc có năng suất, hệ thống cũng như không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn điều này tạo ra động lực cũng như sự hứng thú trong công việc.
Để cơ cấu tổ chức bộ máy và đảm bảo về nguồn nhân lực tại các đơn vị kho bạc trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ cũng như xử lý các luồng công việc đảm bảo tính tuân thủ công khai, minh bạch và chặt chẽ đối với các công việc. Cơ cấu tổ chức tại các KBNN trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh nên có những thay đổi cần sáp nhập phòng kho quỹ vào phòng kế toán khắc phục được việc tạm thời nhàn rỗi nguồn nhân lực kho quỹ thuận tiện cho công tác quản lý nguồn lao động nhàn rỗi để bổ sung cho những công việc mà chất lượng hiện chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu như văn thư, lưu trữ hành chính, tài vụ nội bộ và các nghiệp vụ chuyên môn khác.
Cuối cùng là cần phải đào tạo nhân viên giỏi một việc, biết nhiều việc, có thể đảm nhiệm thêm bất kỳ công việc nào khi cần thiết. Tuy nhiên phải đảm bảo đúng quy định, không thể bố trí nhân sự vừa làm công tác kế toán vừa làm thủ quỹ ở một số bộ phận sẽ dễ xảy ra tiêu cực. Khi tuyển dụng nhân viên cần phải chú ý đến yếu tố năng lực hoạt động thực tiễn năng lực áp dụng những điều đã học vào công vụ.