Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.5 Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

HTKSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một HTKSNB cụ thể cũng hoạt động khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Vậy thế nào là một HTKSNB hữu hiệu (xét ở một thời điểm xác định)? Báo cáo COSO (1992) cho rằng: sự hữu hiệu của một HTKSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu khác nhau nếu ban giám đốc và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng:

Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đang đạt được ở mức độ nào; Báo cáo tài chính đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy; Các luật lệ và quy định đang được tuân thủ.

Như vậy, trong khi khẳng định KSNB là một quá trình thì sự hữu hiệu của HTKSNB lại là một trạng thái (tình trạng) của quá trình đó ở một thời điểm xác định mà thôi. Việc đánh giá sự hữu hiệu của một HTKSNB thì mang tính xét đoán. Để đánh giá một HTKSNB là hữu hiệu (nói chung) thì ngoài 3 tiêu chí trên cần phải đánh giá thêm là:

Năm bộ phận cấu thành của HTKSNB có hiện hữu hay không? Nếu có, thì chúng có đang hoạt động hữu hiệu không?

Có thể thấy, năm bộ phận cấu thành của một HTKSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB đó. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, năm tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của HTKSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau. Lý do nêu ra trong Báo cáo COSO là:

Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của HTKSNB. KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia.

Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các yếu tố này sẽ làm cho 5 tiêu chí trên được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận.

Năm bộ phận cấu thành HTKSNB và 5 tiêu chí trên áp dụng cho toàn bộ HTKSNB hoặc cho một (một số) nhóm mục tiêu. Khi xem xét một trong 3 nhóm mục tiêu, chẳng hạn KSNB đối với việc lập báo cáo tài chính thì cả 5 tiêu chí nêu trên đều phải được thỏa mãn để giúp chúng ta đưa ra nhận xét rằng KSNB đối với việc lập báo cáo tài chính là hữu hiệu.

Như vậy, hệ thống KSNB nhằm giúp hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước nói chung và các cán bộ nghiệp vụ, bộ phận nghiệp vụ tự kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ. Kiểm tra các hoạt động nội bộ của đơn vị được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính và của KBNN. Tạo ý thức chấp hành thường xuyên chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong công việc của mỗi CBCC. Từ đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC, hạn chế những rủi ro trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Hệ thống KSNB nó đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ; kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai sót, tồn tại trong hoạt động nghiệp vụ của

từng cán bộ, từng bộ phận nghiệp vụ để từ đó có biện pháp khắc phục hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tây ninh​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)