6. Kết cấu của luận văn
4.5 Kiểm định các giả thuyết
Qua bảng 4.17 Hệ số hồi quy của mô hình (1), ta thấy mức ý nghĩa quan sát được (Sig.) đối với các biến độc lập Môi trường kiểm soát (MT), Đánh giá rủi ro (RR), Kiểm soát (KS), Thông tin và truyền thông (TT), Giám sát (GS), Tự kiểm tra và kiểm tra chéo (KT) nhỏ hơn 5%, điều đó có nghĩa là các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận.
Bảng 4.18 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Kết quả kiểm định
H1 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H2 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H3 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H4 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H5 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H6 Phù hợp với mô hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
- Biến môi trường kiểm soát (KS) có hệ số 0.326, quan hệ cùng chiều với công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “môi trường kiểm soát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.326 điểm. Kết quả này cho thấy một môi trường kiểm soát lành mạnh (bao gồm: tính trung thực và các giá trị đạo đức của ban lãnh đạo và nhân viên trong các kho bạc, cơ cấu tổ chức trong các Kho bạc hợp lý, chính sách nhân sự hiệu quả) sẽ là nền tảng để HTKSNB trong các Kho bạc đạt được sự hữu hiệu. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Rea & Subramaniam (2006), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014).
- Biến đánh giá rủi ro (RR) có hệ số 0.205, quan hệ cùng chiều với Công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “đánh giá rủi ro” tăng thêm 1 điểm thì kết quả công tác KSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.205 điểm. Kết quả này cho thấy việc đánh giá rủi ro được thực hiện tốt bao gồm xác định, nhận dạng, phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro có tác động quan trọng đến việc nâng cao công
tác của HTKSNB. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Lannoye (1999), Walker (1999), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014). Điều này có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong môi trường kiểm soát của Kho bạc luôn tồn tại nhiều rủi ro, việc đánh giá rủi ro có vai trò quan trọng để đảm bảo các hoạt động của Kho bạc đạt được mục tiêu đề ra.
- Biến hoạt động kiểm soát (KS) có hệ số 0.158, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “hoạt động kiểm soát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả công tác KSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.158 điểm. Kết quả này cho thấy các hoạt động kiểm soát được thực hiện thường xuyên và hiệu quả sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của công tác KSNB trong các Kho bạc. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Jenkinson (2008), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014).
- Biến thông tin và truyền thông (TT) có hệ số 0.180, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “thông tin truyền thông” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.180 điểm. Kết quả này cho thấy thông tin hỗ trợ cho việc điều hành, kiểm soát và cách thức truyền thông trong doanh nghiệp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý bao gồm: thông tin được cung cấp chính xác, thông tin được cung cấp kịp thời, công tác tác truyền thông trong nội bộ, công tác truyền thông ra bên ngoài sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của công tác KSNB trong các Kho bạc. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Steihoff (2001), Hevesi (2005), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014). Nâng cao chất lượng thông tin trong Kho bạc cũng như xây dựng cách thức truyền thông là một giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu của công tác KSNB, đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kịp thời, chính xác và hiệu quả.
- Biến giám sát (GS) có hệ số 0.094, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “giám sát” tăng thêm điểm thì kết quả sự hữu hiệu của công tác KSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.094
điểm. Quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên tại các kho bạc. Công tác này giúp cho HTKSNB luôn được kiểm tra và cải tiến liên tục để đảm bảo các hoạt động của kho bạc được kiểm soát một cách chặt chẽ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Calomiris & Khan (1991), Muhota (2005), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014). Gia tăng công tác giám sát bên trong và bên ngoài đối với kho bạc là giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu đối với HTKSNB của các kho bạc.
- Tự kiểm tra và kiểm tra chéo (KT) có hệ số 0.166, quan hệ cùng chiều với công tác KSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “thể chế chính trị” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự công tác KSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.166 điểm. Kết quả này chỉ ra rằng hoạt động tự kiểm tra và kiểm tra chéo cũng không kém phần quan trọng đối với công tác KSNB. Đây được xem là đóng góp mới của tác giả khi xem xét sự hữu hiệu của công tác kiểm soát nội bộ trong các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong quá trình phân tích hồi quy và xoay nhân tố, ta nhận thấy có 6 biến liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây ninh đó là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Kiểm soát, Truyền thông Thông tin, Giám sát, Tự kiểm tra và kiểm tra chéo. Trong đó, yếu tố môi trường kiêm soát có ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là Tự kiểm tra và kiểm tra chéo, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, hệ thống kiểm soát, cuối cùng là yếu tố giám sát. Nếu Môi trường kiểm soát tăng lên một bậc sẽ làm cho hệ thống KSNB của KBNN tăng thêm 0,266 bậc. Tương tự, sự tăng lên một bậc của Tự kiểm tra và kiểm tra chéo, Đánh giá rủi ro, Thông tin và truyền thông, Hệ thống giám sát sẽ làm tăng hệ thống KSNB của KBNN lên trung bình lần lượt là 0.207; 0.189; 0.162; 0.149; 0.125 bậc.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP