CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.3. Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Qua kết quả tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu trong nước và nước ngoài đều tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về hệ thống KSNB và thực hiện khảo sát phân tích các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB.
Các nghiên cứu trong nước liên quan đến công tác KSNB phần lớn đi theo hướng lý luận chung, khảo sát và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB của các đơn vị. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng tại các nghiên cứu này là nghiên cứu định tính, nghiên
cứu định lượng được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả, kiểm định T.Test. Một số nghiên cứu khác thì lại đi sâu vào sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KSNB của một doanh nghiệp, đơn vị. Các nghiên cứu này không đi sâu vào đánh giá thực trạng để đề ra giải pháp, chỉ đưa ra hàm ý chính sách. Tuy nhiên, các tác giả trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu sự hữu hiệu của HTKSNB theo các hướng như: phục vụ quản trị, phục vụ kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, hoặc theo hướng tác động tới thị giá cổ phiếu, thông tin tài chính của các công ty niêm yết.
Nghiên cứu này, tác giả đã cố gắng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, bên cạnh việc hệ thống hóa lý luận, đánh giá thực trạng; nghiên cứu còn đi sâu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Đề tài cũng đưa ra các giải pháp hoàn thiện KSNB tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây trên Ninh nhằm tăng cường quản lý đơn vị.
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu về sự hữu hiệu của HTKSNB trong các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Nhưng để tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong các Kho bạc thì cần phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các KBNN. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung vào việc kiểm định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong KBNN.
Trong định hướng nghiên cứu của tác giả, ngoài những nhân tố mà các tác giả đã nghiên cứu trước có ảnh hưởng tới sự hữu hiệu như: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Tác giả còn chú ý tới nhân tố tự kiểm tra và kiểm tra chéo có thể tác động tới sự hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp mà còn là các tổ chức nhà nước. Kho bạc Nhà nước là một tổ chức của nhà nước, thể hiện sự phát triển hay suy yếu của một quốc gia. Chính vì vậy luôn cần đến những chính sách, công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững, lâu dài. Trong đó, Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi Kho bạc nhà nước. Việc nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước đã được thực hiện nhiều trong các luận văn và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước tỉnh Tây Ninh tiếp tục sẽ mang đến ý nghĩa thực tiễn và khoa học khi xác định các yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA KBNN