6. Kết cấu của luận văn
3.3. Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
hành lấy mẫu thuận tiện. Theo phương pháp này, nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu theo cách thuận tiện, điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng cán bộ có thể tiếp cận tại các Kho bạc Nhà nước của tỉnh Tây Ninh.
3.3.2. Thiết kế mẫu
Về kích thước mẫu, MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố, trong đó Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100, còn Guilford (1954) cho rằng con số mẫu cần thiết là 200.
Theo Tabachnick & Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức: n >= 8p + 50. Trong đó: n là kích thước mẫu cần thiết, p là số biến độc lập của mô hình. Nghiên cứu được xây dựng với 6 biến nên kích cỡ mẫu tối thiểu phải là 98 mẫu
Theo Hair và cộng sự (1992) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 – 10/1. Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng được thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần đo) x 5 (ước lượng có 33 biến tương đương 165 mẫu khảo sát). Nhằm đạt được kích thước mẫu đề ra và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện cho tổng thể, tác giả phát ra 330 phiếu khảo sát cho cán bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Số câu hỏi thu về là 270 phiếu, trong đó có 55 phiếu không hợp lệ, còn lại là 215 phiếu.
Bảng 3.4: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng
Mô tả Số lượng
(bảng)
Tỷ lệ (%)
Số bảng câu hỏi phát ra 330 -
Số bảng câu hỏi thu về 270 81.8
Trong đó
Số bảng câu hỏi hợp lệ 215 79.6 Số bảng câu hỏi không hợp lệ 55 20.4
Ngoài ra, khi nhìn vào bảng 3.5 ta thấy: Tỷ lệ nhân viên kế toán viên và chuyên viên trong mẫu nghiên cứu là cao nhất là 125 nhân viên. Đứng thứ hai là kiểm ngân viên là 30 nhân viên tương ứng (13.96%), và cuối cùng nhóm lãnh đạo là các anh chị giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng (6.98%), tương ứng với 60 người.
Bảng 3.5 Thống kê mẫu về đặc điểm chức vụ
Chức vụ Số lượng Tỷ lệ (%) Giám đốc 15 6.98 Phó giám đốc 15 6.98 Trưởng phòng 15 6.98 Phó phòng 15 6.98 Kế toán viên 70 32.57 Chuyên viên 55 25.59
Kiểm ngân viên 30 13.96
Tổng cộng 215 100
Cán bộ được khảo sát là công nhân viên chức đang làm việc tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; do mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là hướng tới những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đưa ra một số kiến nghị đối với những lãnh đạo kho bạc nhà nước nhằm giúp các lãnh đạo có những chính sách cải thiện, từ đó có thể tác động làm nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã thiết kế nghiên cứu sau đó đưa ra các giả thiết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Từ đó, tác giả hình thành quy trình nghiên cứu đi từ nghiên cứu định tính đến nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính: Tác giả tham khảo cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước; Xây dựng dàn bài thảo luận nhóm và thang đo nháp (phụ lục 1); Tiến hành thảo luận nhóm tham khảo ý kiến chuyên gia (10 người, phụ lục 2); Tổng hợp thông tin thu thập được từ kết quả thảo luận nhóm (phụ lục 2). Còn nghiên cứu định lượng: Hoàn thành bảng khảo sát sơ bộ (phụ lục 2), tiến hành khảo sát sơ bộ định lượng 50 mẫu, phân tích kết quả; Xây dựng thang đo chính thức; Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát nghiên cứu chính thức (phụ lục 3); Xác định mẫu nghiên cứu và tiến hành khảo sát (215 mẫu); Phân tích dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20. Sau đó, tác giả đưa ra phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng về hệ thống kiếm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
4.1.1. Tổng quan về các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Cơ sở pháp lý
Hoạt động hiện nay của các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh căn cứ vào cơ sở pháp lý sau: Quyết định 210 QĐ/BTC ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng BTC quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của tổ chức KBNN tỉnh.
KBNN tỉnh Tây Ninh là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN tỉnh Tây Ninh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tây Ninh, các KBNN Quận, huyện trực thuộc KBNN tỉnh Tây Ninh được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán.
Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra KBNN huyện thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN.
- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
- Tổ chức thực hiện chi NSNN, kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật; có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cơ cấu tổ chức
Cách đây 25 năm, năm 1990, KBNN tỉnh Tây Ninh được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Trong suốt chặn đường hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Bộ
Tài chính, KBNN, sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan, bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ CBCC, KBNN tỉnh Tây Ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương về công tác tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ.
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước Tây Ninh, 2017)
Bố trí sắp xếp cán bộ được coi là một khâu quyết định cho sự ổn định và phát triển, qua hơn 25 năm hoạt động, đội ngũ CBCC KBNN tỉnh Tây Ninh không ngừng lớn mạnh phát triển cả về số lượng và chất lượng. KBNN tỉnh Tây Ninh luôn chú trọng công tác củng cố bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường, thực hiện nghiêm túc chế độ luân phiên công việc và luân chuyển cán bộ theo đúng quy định. Trong những năm qua, nhiều cán bộ đã trưởng
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY NINH
Phòng Tổ chức Cán bộ Phòng Thanh tra Văn phòng Phòng Kế toán Nhà nước Phòng Kiểm soát chi Phòng Giao dich Phòng Tài vụ Phòng Tin học
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN
Tổ Tổng hợp Hành chính Tổ Kế toán
thành và được đề bạt bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ, Giám đốc, Phó Giám đốc KBNN quận, huyện...
Hiện tại bộ máy hoạt động tại KBNN tỉnh Tây Ninh là Ban Giám Đốc và các khối văn phòng. Cụ thể hiện nay KBNN tỉnh Tây Ninh có Ban Giám đốc gồm 3 người (1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc):
- Giám đốc KBNN tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN về toàn bộ hoạt động của KBNN trên địa bàn.
- Phó Giám đốc KBNN tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công.
Và Khối văn phòng bao gồm:
- Các phòng thuộc KBNN tỉnh Tây Ninh làm việc theo chế độ chuyên viên. - Điều hành các phòng là Trưởng phòng, giúp việc trưởng phòng có các phó phòng.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN tỉnh Tây Ninh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động LĐ của phòng mình quản lý.
- Các Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực công tác được phân công.
Ngoài ra, KBNN tỉnh Tây Ninh có 8 quận, huyện và 1 thị xã trực thuộc tỉnh Tây Ninh và tại mỗi KBNN Quận, huyện có 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Giám đốc KBNN Quận, huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước giám đốc KBNN tỉnh Tây Ninh về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động LĐ tại đơn vị. Và Phó giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trước giám đốc KBNN Quận, huyện về lĩnh vực công tác được phân công.
Bảng 4.1 Tình hình nhân sự và thống kê trình độ chuyên môn của Cán bộ công chức KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
S TT Phòng/KBNN huyện Số lượn g Trình độ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trun g cấp Sơ cấp 1 Phòng Tổ chức 10 8 2 2 Phòng Thanh tra 20 5 13 2 3 Văn phòng 25 3 15 5 2 4 Phòng Kế toán 43 8 30 2 3
5 Phòng Kiêm soát chi 35 7 25 2 1
6 Phòng Giao dịch 25 3 20 1 1 7 Phòng Tài vụ 12 1 10 1 8 Phòng Tin học 15 4 9 2 9 KBNN Châu Thành 16 2 10 1 2 1 10 KBNN Hòa Thành 20 3 15 1 1 11 KBNN Tân Biên 17 2 13 2 12 KBNN Tân Châu 18 2 15 1
13 KBNN Dương Minh Châu 19 3 14 1 1
14 KBNN Gò Gầu 18 2 15 1
15 KBNN Bến Cầu 20 2 15 1 2
16 KBNN Trảng Bàng 17 2 12 2 1
Tổng cộng 330 49 239 18 15 9
(Nguồn: KBNN Tây ninh, 2017) Quản lý hoạt động thu ngân sách
Thu ngân sách là một nhiệm vụ rất quan trọng của các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, là tập trung các nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chính xác. Đồng thời thực hiện phân bổ và điều tiết các nguồn thu cho các cấp ngân sách, đảm bảo phân cấp quản lý và sử dụng đúng luật. Thu ngân sách bao gồm:
+ Thu ngoài Ngân sách: Các khoản thu từ vay các quỹ dữ trữ, các quỹ của các tổ chức tài chính tín dụng khác.
+ Thu trong Ngân sách: Nguồn thu này bao gồm 3 nguồn thu chính là thu nội địa, thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm phối hợp cùng với Cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan khác được Chính phủ, Bộ Tài chính (sau đây gọi chung là cơ quan thu) giao nhiệm vụ tổ chức thu NSNN và quản lý các khoản thu NSNN, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN đầy đủ, kịp thời.
+ Kinh phí từ các nguồn thu và dịch vụ khác. Nguồn này được hình thành từ các khoản phí, lệ phí khi giao dịch theo chế độ quy định và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý hoạt động chi ngân sách
+ Chi cho hoạt động quản lý hành chính tại cơ quan:các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hạch toán các khoản chi theo hệ thống mục lục ngân sách nhà nước. Tất cả các khoản chi và mức chi theo từng nguồn thu đều tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ do KBNN Tây Ninh lập ra dựa trên các quy định của Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan.
+ Chi NSNN cho các đơn vị trên địa bàn: Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp, nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể. Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý thì chi NSNN bao gồm 4 loại sau:
Nhóm chi thường xuyên: bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước.
Nhóm chi đầu tư phát triển: là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
Nhóm chi dự trữ: là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính.
4.1.2. Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Hầu hết các CBCC Kho bạc nắm bắt, chấp hành pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Luật CBCC do Quốc hội ban hành các văn bản pháp quy mà mỗi CBCC trong đơn vị cần phải nắm bắt và thực hiện đặc biệt về quyền và nghĩa vụ, những điều được làm và không được làm trong quá trình thực thi công vụ. Trong ngành Kho bạc cũng có những văn bản pháp quy yêu cầu CBCC thực hiện với mục tiêu tuân thủ về đạo đức nghề nghiệp: 10 điều kỷ luật của ngành; Văn minh văn hóa nghề Kho bạc; Nội quy quy chế của cơ quan. Do đó đòi hỏi công việc chuyên môn của từng CBCC phải đảm bảo hạn chế sai sót, nếu xảy ra sai sót phải phát hiện và điều chỉnh kịp thời; có những sáng kiến để công việc được giải quyết ngày một nhanh hơn. Mục tiêu này được Ban Giám đốc phổ biến đến CBCC qua các cuộc họp định kỳ và thông qua các cuộc họp giao ban các Trưởng phòng phổ biến cho các cán bộ công chức.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC hệ thống Kho bạc xác định mục tiêu chính của mình, nhiệm vụ yêu cầu được giao để xây dựng nền tảng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhằm đóng góp tích cực vào sự nghiệp kho bạc làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Các đơn vị KBNN đại diện cho nhà nước quản lý và điều hành ngân sách. Do đó, CBCC KBNC tỉnh Tây Ninh luôn học tập tu dưỡng rèn luyện đạo đức cá nhân chấp hành tốt các cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ chế độ quản lý tiền mặt giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống để nâng cao đạo đức công vụ. Để nâng cao đạo đức công vụ KBNN đã ban hành nhiều quy định, quy chế đạo đức như 10 điều kỷ luật của ngành, QĐ 831 ngày 10/10/2006 của tổng giám đốc về tiêu thức văn hóa, văn minh nghề kho bạc kết quả chất lượng đạo đức công vụ CBCC Kho bạc trực thuộc KBNN tỉnh Tây Ninh được thể hiện rõ
nét là một tập thể đoàn kết trách nhiệm tận tâm với công việc tuy cường độ làm việc cao nhưng CBCC luôn đồng sức đồng lòng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quán triệt quan điểm chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, rà soát và đổi mới các quy trình nghiệp vụ theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính và đổi mới cơ bản cơ chế quản lý, sử dụng lao động KBNN tỉnh Tây Ninh đã xây dựng quy chế quản lý
sử dụng nhân sự tiết kiệm nhưng đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ
quan trọng như kế toán nhà nước quản lý ngân quỹ, tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách. Để đạt được mục tiêu đó chính sách công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được Kho bạc Tỉnh hết sức chú