Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với công tác nâng cao năng lực độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 33)

5. Kết luận của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với công tác nâng cao năng lực độ

cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương

Trên cơ sở tìm hiểu các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức của một số địa phương. Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương rút ra bài học trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Sơn Dương là:

Một là: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phát triển và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động, trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân về phát triển và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực công tác trong các đơn vị tổ chức, quản lý tài chính, nghiên cứu khoa học. Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển nhân lực phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh.

Hai là: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Rà soát điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trong đó rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp học, hoàn thiện hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cán bộ, lao động trong tình hình mới.

Đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực của nguồn nhân lực; chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với môi trường sống cho học sinh, sinh viên; tăng cường dạy học ngoại ngữ, ứng dụng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực.

Củng cố, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục theo hướng đạt trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và hội nhập quốc tế.

Ba là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, công nhân và người lao động

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo có trình độ, năng lực, đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, hợp lý về cơ cấu. Rà soát, sắp xếp, củng cố, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Quan tâm đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ giáo dục, y tế, cán bộ khoa học, nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực đột phá trong phát triển kinh tế của huyện, tỉnh như công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp hàng hóa, du lịch, dịch vụ... Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, người lao động về trình độ ngoại ngữ, tin học, khuyến khích nghiên cứu khoa học và công nghệ để thực hiện tốt nhiệm vụ và vận dụng tốt trong quản lý, tổ chức sản xuất.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng để đảm bảo tuyển dụng được công chức giỏi, có trình độ cao đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ, đặc biệt là luân chuyển cán bộ về tuyến cơ sở.

Tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc khoa học; chú trọng đào tạo lao động trong các lĩnh vực đột phá, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là:Tiếp tục huy động nguồn lực thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của huyện, tỉnh giai đoạn 2016-2020

Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo, dạy nghề trên địa bàn huyện, tỉnh theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Ưu tiên đầu tư xây dựng các trường nội trú, bán trú cho con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng; tiếp tục thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Sơn Dương, Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Dương đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của tỉnh trong việc bố trí ngân sách để làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế theo quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về tỉnh công tác.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; rà soát để sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập,

trường chất lượng cao; tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa đào tạo nghề.

Năm là:Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực của huyện, tỉnh.

Rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách phát triển và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực; cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về huyện công tác, nhất là trong các ngành giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, các ngành, lĩnh vực đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện; chính sách đối với tuyển dụng, luân chuyển, biệt phái cán bộ.

Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách trên địa bàn huyện, tỉnh; chính sách thu hút lao động có tay nghề cao về địa phương.

Sáu là: Đẩy mạnh liên kết, mở rộng, hợp tác đào tạo phát triển nhân lực

Chủ động phối hợp, liên kết với các học viện, các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài để đào tạo nhân lực. Tăng cường quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các huyện, tỉnh trong khu vực và cả nước trong công tác đào tạo, sử dụng nhân lực. Đẩy mạnh liên kết đào tạo, sử dụng lao động giữa cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích liên doanh, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Bảy là: Nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực con người Sơn Dương vùng căn cứ Cách mạng.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, nâng cao thể trạng, thể lực, trí tuệ của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách về dân số, y tế nhằm nâng cao thể lực, tuổi thọ của người dân, từng bước phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu. Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

Tập trung nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất hệ thống cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao nhằm phát triển tầm vóc, thể lực người dân; vận động toàn dân luyện tập thể thao, rèn luyện thân thể theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh; xây dựng và thực hiện đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Tuyên Quang đến năm 2030.

(Nguồn: Báo cáo sơ kết công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo CBCC cấp huyện; Phương hướng phát triển nguồn nhân lực CBCC giai đoạn 2016-2020)

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Thực trạng năng lực của đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ tại UBND huyện Sơn Dương như thế nào?

2. Những ưu điểm, hạn chế tác động đến nâng cao năng lực đội ngũ CBCC tại UBND huyện Sơn Dương là gì?

3. Những giải pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CBCC tại UBND huyện Sơn Dương trong những năm tiếp theo!

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, Thang đo Likert, phương pháp chuyên gia. Ngoài ra nhằm đánh giá khách quan, trung thực năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Sơn Dương, luận văn có sử dụng phương pháp khảo sát điều tra; tác giả xây dựng bảng hỏi phỏng vấn thu thập thông tin lấy ý kiến của cán bộ công chức cấp huyện và công dân trên địa bàn huyện Sơn Dương (Phiếu 01- Phục lục 01; Phiếu 02- Phục lục 02).

- Phiếu 01: Gửi CBCC cấp huyện 55 phiếu.

- Phiếu 02: Gửi công dân trên địa bàn xã, tác giả điều tra 20 người bằng 20 phiếu.

2.2.1. Các phương pháp thu thập tài liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề đã được rút đúc từ sách giáo trình chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên và các trường khác trong nước; các đề án- Kế hoạch xây dựng về công tác đào tạo, phát triển cán bộ công chức cấp huyện và năng lực CBCC cấp huyện; các số liệu thống kê cuả UBND huyện và các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện

Trong quá trình nguyên cứu, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp là các bài báo cáo tổng kết, sơ kết của tỉnh, huyện; các văn kiện, chỉ thị, Quyết định của Đảng bộ tỉnh, các văn bản về nội quy, quy chế của Văn phòng UBND huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện. Đồng thời tác giả đã thừa kế một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và xử lý thông tin

Nhằm đảm bảo tính khách quan cho quá trình nghiên cứu. Ngoài việc thu thập số liệu thứ cấp, tác giải còn tiến hành thu thập số liệu sơ cấp. Nguồn thông tin sơ cấp: Lấy từ kết quả điều tra 85 phiếu gửi CBCC và công dân trên địa bàn các xã của huyện Sơn Dương.

- Từ các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện. Mục tiêu của điều tra phỏng vấn các phòng ban chuyên môn là đo lường mức độ đánh giá của cán bộ, công chức về năng lực phục vụ và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức tại các phòng: Văn phòng HĐND và UBND huyện; Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; Thanh tra huyện; Phòng Nội vụ huyện; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện; Phòng Giáo dục huyện và Phòng Lao động- Thương binh và xã hội huyện; Phòng Y tế, Phòng văn hóa- Thông tin. Năm 2015, đội ngũ cán bộ công chức của UBND huyện Sơn Dương có tất cả là 95 người. Năm 2017, đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện là 98 người. Do đó tác giả sẽ tiến hành thực hiện phỏng vấn mỗi phòng ban chuyên môn của huyện là: 05 người/phòng. Với tổng số 5 x 11 phòng là 55 người với quy mô mẫu là 55 mẫu. Vì vậy, tác giả thực hiện phỏng vấn với quy mô mẫu là 55 người. (Để điều tra, khảo sát đo lường mức độ đánh giá cán bộ, công chức về năng lực và thái độ phục vụ thể hiện được trong 11 phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện, về tất cả các lĩnh vực QLNN tác giả đã lấy đại diện mỗi phòng là 5 người, với 11 phòng thì số người là 55 người, tương ứng với 55 mầu).

Từ phòng làm việc một cửa: Mục tiêu của điều tra phỏng vấn người dân đến giao dịch trong ngày tại Phòng một cửa UBND huyện nhằm đo lường mức độ sự hài lòng của người dân về chất lượng phục vụ của CBCC. Trong phần này, tác giả tiến hành phỏng vấn 20 người dân có mặt đến giao dịch trong các lĩnh vực khác nhau: Lĩnh vực đất đai, tài chính, chính sách xã hội, xây dựng...vv. Vì vậy tác giả thực hiện phỏng vấn với quy mẫu là 20 người (để đánh giá từ người dân về mức độ sự hài lòng của người dân về chất lượng phục vụ của CBCC, về một số lĩnh vực QLNN khi người dân đến giao dịch tại phòng làm việc “Một cửa” UBND huyện, tác giả đã lấy mỗi lĩnh vực QLNN là 5 người dân, tương ứng 4 lĩnh vực thì số người là 20 người, tương ứng là 20 mẫu)

Tác giả đã thiết kế bảng hỏi, sau đó xin ý kiến của các chuyên gia và giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện phiếu hỏi. Bảng hỏi đã được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi điều tra khảo sát trên diện rộng (mẫu phiếu bảng hỏi xem ở phụ lục của luận văn).

2.2.1.3. Phương pháp tổng hợp thông tin.

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Đây là phương pháp phân tích những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết để phục vụ nghiên cứu.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê số liệu từ các tài liệu, báo cáo tổng kết, sơ kết giai đoạn 2015-2017 tác giả đánh giá chỉ tiêu về nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC tại Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau qua từng giai đoạn, thời kỳ.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp xác lập tôn chỉ, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu chiến lược và xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Phương pháp này tác giả phân tích các điểm mạnh, yếu, các cơ hội và khó khăn thách thức tại đơn vị nghiên cứu.

2.2.2.4. Thang đo Likert

Để đo lường thái độ hoặc hành vi của người dân, một thang đo Likert là một trong những cách phổ biến nhất (và đáng tin cậy) để thực hiện. Một thang đo Likert đo các thái độ và hành vi bằng cách sử dụng các lựa chọn trả lời để phân vùng phạm

vi từ tệ nhất đến tốt nhất. Không giống như một câu hỏi đơn "có/không", một thang thang đo Likert cho phép phát hiện ra mức độ của ý kiến.

Khi phân tích, bước đầu tiên chúng ta thường làm là thống kê mô tả, một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 33)