Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 47)

5. Kết luận của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Huyện Sơn Dương nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm TP Tuyên Quang 30 km về phía Đông Nam. Có tổng diện tích tự nhiên 78.863,09 ha, chiếm 13,43% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, với 32 xã và 01 thị trấn. Ranh giới huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hướng cụ thể như sau:

- Phía Bắc, giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Đông, giáp huyện Định Hoá và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Phía Nam, giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phía Tây, giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Với tuyến Quốc lộ 37, 2C là hai tuyến giao thông xương sống của huyện, là đầu mối giao thông với các tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển tương đối mạnh là Thái Nguyên và Vĩnh Phúc, ngoài ra còn có hai con sông lớn (sông Lô, sông Phó Đáy) chạy qua, nên huyện Sơn Dương có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá, tiếp thu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông thôn.

b) Địa hình

Huyện Sơn Dương có địa hình đa dạng và phức tạp, mang đặc trưng của huyện miền núi, trung du và cả đồng bằng. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối, hướng chủ đạo địa hình của huyện theo hướng Tây và Tây Nam. Địa hình được phân loại như sau:

- Vùng 1: Cụm địa hình dọc theo dải núi Tam Đảo, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, song song với hướng gió mùa Đông Nam. Địa hình khu vực này chủ yếu là đồi núi cao.

- Vùng 2: Nằm dọc theo dải sông Phó Đáy, địa hình chủ yếu là đồi thấp và những dải đồng bằng nằm hai bên bờ sông.

- Vùng 3: Nằm dọc theo dải sông Lô, địa hình chủ yếu là đồi núi cao, xen kẽ với những khu đồi bát úp ở các xã thuộc vùng hạ huyện Sơn Dương.

c) Khí hậu

Huyện Sơn Dương thuộc tiểu vùng khí hậu phía Nam của tỉnh, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,00C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm khoảng 380C, nhiệt độ thấp nhất trong năm khoảng 60C. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình khoảng 280 C. Lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 1.800 mm. Mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 160 C.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí của huyện thường ổn định, không có sự thay đổi lớn, trung bình năm độ ẩm giao động từ 82 đến 92%.

- Bốc hơi nước: Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm là 1.200 mm. Lượng bốc hơi nước trong các tháng mùa mưa khoảng 1 - 2 mm/ngày, trong các tháng mùa khô khoảng 3 - 5 mm/ngày.

- Gió: Có 2 loại hướng gió thịnh hành, đó là:

+ Gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10, tốc độ bình quân 2 - 2,5 m/s; mạnh nhất 22,6 m/s, mang theo nhiều hơi nước nên thường có mưa.

+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khô và lạnh làm tăng độ bốc hơi và lượng mưa giảm rõ rệt.

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1.700 mm, với khoảng 119 ngày mưa.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 (những tháng có lượng mưa cao nhất là từ tháng 8,9,10) và có lượng mưa chiếm 90 - 92% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp.

d) Thuỷ văn

* Hệ thống sông suối

Trên địa bàn huyện có rất nhiều sông suối, trong đó quan trọng nhất là hệ thống sông Phó Đáy chạy dọc theo hướng từ bắc xuống phía nam của huyện; sông Lô nằm phía Tây, là ranh giới giáp ranh của huyện với các huyện khác trong và ngoài tỉnh tạo thành hệ thống giao thông đường thuỷ rất quan trọng với các tỉnh lân cận.

Ngoài ra, nối liền với hai sông lớn trên còn rất nhiều khe suối nhỏ được phân bố đều khắp trên toàn lãnh thổ của huyện tạo nhiều thuận lợi cho việc cấp, thoát nước phục vụ sản xuất, đời sống.

* Chế độ thuỷ văn

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ, tuy nhiên về mùa mưa, lượng mưa lớn mực nước tại các con sông này thường dâng rất cao, và gây ra lũ lớn. Vì vậy, trong mùa mưa nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 47)