5. Kết luận của luận văn
2.2.2. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp phân tích những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết để phục vụ nghiên cứu.
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê số liệu từ các tài liệu, báo cáo tổng kết, sơ kết giai đoạn 2015-2017 tác giả đánh giá chỉ tiêu về nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC tại Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau qua từng giai đoạn, thời kỳ.
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp xác lập tôn chỉ, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu chiến lược và xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Phương pháp này tác giả phân tích các điểm mạnh, yếu, các cơ hội và khó khăn thách thức tại đơn vị nghiên cứu.
2.2.2.4. Thang đo Likert
Để đo lường thái độ hoặc hành vi của người dân, một thang đo Likert là một trong những cách phổ biến nhất (và đáng tin cậy) để thực hiện. Một thang đo Likert đo các thái độ và hành vi bằng cách sử dụng các lựa chọn trả lời để phân vùng phạm
vi từ tệ nhất đến tốt nhất. Không giống như một câu hỏi đơn "có/không", một thang thang đo Likert cho phép phát hiện ra mức độ của ý kiến.
Khi phân tích, bước đầu tiên chúng ta thường làm là thống kê mô tả, một trong những thông số thông dụng là Mean – trung bình cộng. Có thể hiểu rõ ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo mà bạn sử dụng (thường là thang đo khoảng – interval scale) để giúp cho việc phân tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn.
Trong đề tài chúng tôi dùng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
*. Ý nghĩa các mức như sau:
1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng… 1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng… 2.61 – 3.40: Không ý kiến/ Trung bình…
3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng…
4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…
*. Sử dụng thang đo khoảng-interval scale
+ Thang đo khoảng- interval scale: Là một dạng đặt biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Các gía trị của thang đo khoảng có thể cộng hoặc trừ lẫn nhau (nhưng không thể nhân /chia) và không chứa giá trị 0 tuyệt đối.