Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những cái đích cần hướng tới của các quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, việc nhìn nhận mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở những quốc gia khác nhau là không giống nhau; vì vậy, cách giải quyết vấn đề cũng đi theo những xu hướng khác nhau.

1.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội

Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là chủ yếu dựa vào tăng số lượng các yếu tố “đầu vào”, như lao động giản đơn giá rẻ, vốn, đất đai, công nghệ thấp... thì không thể phát triển bền vững và cũng khó thực hiện tốt các chính sách xã hội. Nghĩa là tăng trưởng dựa vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giản đơn giá rẻ..., đến một lúc nào đó tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt; không đủ tài chính để đổi mới công nghệ và thiết bị; thu nhập thấp, nhưng lại không có điều kiện được đào tạo để nâng cao trình độ, không thể sử dụng công nghệ mới nên bị thất nghiệp, khiến người lao động bất bình. Những hiện tượng ấy trở thành lực cản quá trình phát triển tiếp theo.

Phát triển bền vững đòi hỏi phải tăng trưởng theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng sức sản xuất của lao động xã hội, như nâng cao trình độ của người lao động, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức và quản lý sản xuất, tăng hiệu suất của tư liệu lao động và tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Nhờ đó tăng năng suất lao động xã hội tăng nhanh giá trị gia tăng, nên có nhiều sản phẩm và dịch vụ để nâng cao mức sống của nhân dân.

Tăng trưởng kinh tế có tác động hai mặt đến việc thực hiện các chính sách xã hội. Một mặt, nó làm biến đổi cơ cấu ngành kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tạo ra nhiều việc làm. Mặt khác, do ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, nếu giáo dục đào tạo không đáp ứng kịp sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nhiều lao động giản đơn, tăng thất nghiệp nhưng lại thiếu lao động lành nghề. Hoặc là, tăng trưởng kinh tế theo cơ chế thị trường, diễn ra cạnh tranh gay gắt, vừa thúc đẩy sản xuất, vừa dẫn đến phân hóa hai cực: những người chiến thắng thu lợi nhuận cao sẽ giàu lên, những người thua cuộc sẽ nghèo đi, thậm chí bị phá sản, nảy sinh khoảng chênh lệch lớn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đòi hỏi nhà nước phải có sự điều tiết thu nhập để giảm bớt bất bình đẳng xã hội.

1.1.4.2. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

CBXH là tấm gương phản chiếu sự phân bổ lợi ích thu được từ tăng trưởng và từ đó tác động ngược lại tăng trưởng.

Công bằng xã hội là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội vì nó là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động, nó kích thích tính năng động, sáng tạo và nhiệt tình của mọi thành viên trong xã hội.

Việc thực hiện công bằng xã hội phải tạo ra động lực để tăng trưởng kinh tế chứ không phải là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Công bằng xã hội là một trong những điều kiện không thể thiếu được để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Rõ ràng, công bằng xã hội không đối lập với tăng trưởng kinh tế, ngược lại, công bằng xã hội là một động lực quan trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

1.1.4.3. Sự phù hợp của TTKT và CBXH

Trong thế giới hiện đại, quan niệm về mối quan hệ giữa TTKT và tiến bộ, CBXH thể hiện qua các mặt sau: Đó là mối quan hệ thống nhất trên cơ sở lấy phát triển

con người làm trung tâm của sự phát triển; Phát triển bền vững là xu hướng chung, tiến bộ của xã hội trên phạm vi toàn cầu trong đó, TTKT, tiến bộ CBXH cùng với bảo vệ môi trường là ba trụ cột quan trọng nhất (Nguyễn Hữu Dũng , 2011) [9].

Sự kết hợp hài hòa giữa TTKT và CBXH là điều kiện cơ bản để ổn định kinh tế xã hội, đảm bảo cho phát triển bền vững.

TTKT cao sẽ tạo điều kiện cho thực hiện CBXH tốt hơn. Báo cáo của Ngân hàng thế giới từ những năm 1991 đã chỉ ra rằng ”không có chứng cứ nào cho thây tăng trưởng có mối quan hệ tích cực với bất bình đẳng về thu nhập hoặc bất bình đẳng về thu nhập dẫn đến tăng trưởng cao hơn. Nếu có, thì là bất bình đẳng thường đi liên với mức tăng trưởng thấp hơn” [26]. Trong một xã hội bình đẳng trong đó con người được chăm sóc đầy đủ về sức khỏe, được hưởng phú lợi xã hội phù hợp với mức độ tăng trưởng thì sẽ phát huy được tiềm năng, tính năng động sáng tạo của mọi người, do vây, xã hội sẽ phát triển hài hòa hơn, tệ nạn xã hội ít hơn, do đó sự ổn định và an toàn xã hội cũng cao hơn.

Ngược lại, trong các giai đoạn tăng trưởng thấp, lợi ích thu được từ tăng trưởng còn ít ỏi TTKT và CBXH có những mâu thuẫn khó giải quyết nhất định: Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, sử dụng công nghệ hiện đại, một mặt sẽ tăng năng suất lao động, tổng khối lượng sản phẩm và lợi nhuận, mặt khác lại làm gia tăng thất nghiệp, mà thất nghiệp là nguồn gốc đói nghèo, bất bình đẳng, tệ nạn xã hội và bất bình đẳng xã hội. Chạy theo mục tiêu tăng trưởng thuần túy, không có cái nhìn lâu dài thì việc thực hiện CBXH bị coi là gánh năng của TTKT, sẽ chỉ được giải quyết cầm chừng; TTKT không đồng đều các vùng dẫn đến phát triển mất cân đối giữa các vùng, và do đó ảnh hưởng đến đời sống xã hội khác biệt ở các vùng khác nhau.

1.1.4.4. Các mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Việc lựa chọn và xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Tăng trưởng kinh tế tự nó không thể tạo ra công bằng xã hội, mà còn làm cho bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng vì người giàu thường hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn người nghèo. Tuy nhiên, nếu khắc phục bất bình đẳng để mang lại nhiều công bằng hơn thì sẽ có nguy cơ dẫn đến giảm hiệu quả - động lực của tăng trưởng.

Ngược lại, nếu không giải quyết vấn đề bất bình đẳng và công bằng xã hội thì ổn định xã hội sẽ bị đe dọa và như vậy sẽ không thể có tăng trưởng bền vững. Đây chính là vấn đề phức tạp và khó khăn trong việc lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, song tựu trung lại hiện có 3 mô hình được bàn luận nhiều nhất. Đó là mô hình “Công bằng trước - Tăng trưởng sau”; mô hình “Tăng trưởng trước - Công bằng sau” và mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng”. Cụ thể là:

* Mô hình “Công bằng trước - Tăng trưởng sau”

Mô hình này nhấn mạnh và đặt công bằng lên trên, đi trước và là cơ sở vì cho rằng mục tiêu của phát triển là nâng cao đời sống dân cư, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Chính sách làm giảm sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tăng phúc lợi cho các tầng lớp dân cư được thực hiện bằng cách “tước đoạt lại của những kẻ tước đoạt” trên cơ sở công hữu hóa các nguồn lực chủ yếu của phát triển kinh tế. Đặc biệt, phân phối thu nhập, giáo dục, văn hóa, y tế được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi tầng lớp dân cư.

Kết quả bước đầu là quốc gia đạt tới những chỉ tiêu tiến bộ xã hội khá tốt, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao vì cơ chế phân phối bình quân đã làm hạn chế động lực của tăng trưởng. “Công bằng” được thực hiện nhưng không thúc đẩy được tăng trưởng bền vững, thu nhập và mức sống của dân cư thấp (Đinh Phi Hồ, 2006) [21]. Xét trên quan điểm triết học thì mô hình này hàm chứa nhiều yếu tố phi duy vật. Vận dụng mô hình này khi điều kiện vật chất, trình độ văn minh chưa đủ độ chín muồi, có thể tạo nguy cơ hủy hoại động lực phát triển, kiềm chế, đẩy lùi sự phát triển của lịch sử (Nguyễn Công Nghiệp, 2006) [28]. Những quốc gia có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã thực hiện mô hình này nhưng không thành công (trong đó có Việt Nam).

Giải quyết công bằng xã hội mà không dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế chẳng những không tạo ra động lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn dẫn đến suy giảm kinh tế và mất ổn định chính trị. Công bằng xã hội nếu không có tăng trưởng kinh tế, hoặc chỉ có tăng trưởng kinh tế thấp thì đó chỉ là sự công bằng trong nghèo khổ và mong manh. Nếu không có tăng trưởng kinh tế thì không có công bằng xã hội lâu dài và vì vậy không thể phát triển bền vững được.

* Mô hình “Tăng trưởng trước - Công bằng sau”

Theo Simon Smith Kuznets (1901 - 1985), nhà kinh tế và nhân khẩu học người Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra giả thiết cho rằng các nước đang phát triển có xu hướng diễn ra tình trạng bất bình đẳng ở mức độ cao hơn các nước phát triển vì hệ số Gini của một nước lúc đầu thấp nhưng từ từ tăng lên trong quá trình tăng trưởng. Nói cách khác, bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn ban đầu, sau khi đạt đỉnh cao thì bất bình đẳng sẽ giảm khi lợi ích của sự tăng trưởng được lan tỏa rộng rãi hơn. Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược [46].

Để kiểm định giả thuyết này (mô hình chữ U ngược), đã có nhiều nghiên cứu khi so sánh các nước ở nhiều trình độ phát triển khác nhau và khẳng định: sự bất công về thu nhập sẽ tăng lên từ nước có thu nhập thấp - tới nước có thu nhập vừa; và giảm từ nước có thu nhập vừa - tới nước có thu nhập cao.

Hình 1.2: Mô hình chữ U ngược

(Nguồn: [tr 35, 24])

Như vậy, bất bình đẳng vừa là kết quả của tăng trưởng kinh tế, vừa là điều kiện cần thiết để tăng trưởng. Bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích lũy, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Các cố gắng để phân phối lại thu nhập “một cách hấp tấp, vội vã” sẽ dẫn đến nguy cơ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế [tr 142-145, 32]. Gini 1 - 0 ,8 - Trước tăng

trưởng Giai đoạn đầu tăng trưởng Sau tăng trưởng

0 ,6 - 0 ,4 - 0 ,2 - 0 GDP/người

Giả thuyết của Kuznets cho rằng trạng thái bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là khó tránh khỏi trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Thực hiện theo mô hình này, nhiều nước đã đặt ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế trước, rồi mới giải quyết vấn đề công bằng xã hội sau, đôi khi còn hy sinh cả công bằng xã hội. Kinh tế càng phát triển, càng có điều kiện để thực thi các chính sách công bằng xã hội, chỉ có hiệu quả kinh tế mới tạo ra tăng trưởng và như vậy là tạo ra tiềm lực kinh tế giúp đất nước có nguồn lực để giảm bớt tình trạng bất bình đẳng.

Tiếc thay, tăng trưởng kinh tế tự nó không thể đem đến công bằng xã hội được. Thực tiễn tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước đã cho thấy bất bìnhđẳng trong phân phối thu nhập đã không giảm mà còn tạo ra nhiều vấn đề bức xúc cần phải tập trung giải quyết như: phân hóa giàu - nghèo, dốt nát, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, tham nhũng ngày càng tăng, trong khi các giá trị truyền thống lại suy giảm. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn phát triển kế tiếp như đã xảy ra ở các nước như Brazil, Mehico, Philippines, Malaysia và Indonesia.

* Mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng”

Theo Harry T.Oshima, nhà kinh tế Nhật Bản, có thể hạn chế sự bất bình đẳng

ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, bằng cách tập trung cải thiện thu nhập ở khu vực nông nghiệp như mở rộng và phát triển ngành nghề nhằm tạo ra nhiều việc làm cho thời gian nhàn rỗi. Sau đó, tiến hành đa dạng hóa nông nghiệp, tăng việc làm phi nông nghiệp (như chế biến lương thực, thực phẩm, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ và các hoạt động dịch vụ) làm cho lao động được dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, nhờ vậy tiền lương thực tế tăng lên, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị dần dần được cải thiện. Như vậy, tăng trưởng kinh tế có thể đi đôi với công bằng xã hội được.

Theo Ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế đi đôi với bình đẳng trong phân phối thu nhập có thể thực hiện được với điều kiện nguồn lợi thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với thời gian thực hiện tăng trưởng, phân phối thu nhập dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố,

trong đó sự lựa chọn các giải pháp chính sách phân phối lại được xem là quan trọng. Nó bao gồm chính sách phân phối lại tài sản (của cải) và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng. Chính sách phân phối lại tài sản nhằm khắc phục sự bất bình đẳng trong vấn đề sở hữu tài sản và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển như chính sách cải cách ruộng đất ở Hàn Quốc, Đài Loan. Chính sách phân phối lại từ tăng trưởng như chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người [tr 142-145, 32].

Nhìn chung, mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng” là mô hình có tính khả thi. Theo mô hình này, Chính phủ của các nước đã đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư dựa trên cơ sở phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích dân cư làm giàu và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp của các nguồn lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)