Hiệu quả quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Hiệu quả quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công

Trong 5 năm 2011-2015, mặc dù trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có Thái Nguyên, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Ủy, HĐND - UBND tỉnh, được sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Thái Nguyên đã đạt được những phát triển vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong năm 2014 và 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt trên 12%, cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước, riêng năm 2014 đạt 20%, cao nhất từ trước đến nay. GRDP bình quân đầu người tăng gấp 2,15 lần so với năm 2010, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân giảm 2,83%/năm, đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, an ninh trật tự an toàn được giữ vững; các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng.

Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT – XH của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2006- 2010 Mục tiêu 2011-2015 TH năm 2011-2015 Năm 2016

1 Tốc độ tăng giá trị gia tăng(GRDP) % 11.014 12-13 12 15,2

- Công nghiệp - Xây dựng % 14,88 16,5 17,91 21,7

- Dịch vụ % 11,6 13,5 7,98 9,6

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 4,19 4,5 5,04 5,3

2 Cơ cấu nền kinh tế

- Công nghiệp - Xây dựng % 41,66 46,50 47,49 51,20

- Dịch vụ % 35,94 38,50 33,12 33,00

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 22,40 15,00 19,39 15,80

3 Giá trị sản xuất công nghiệp đồng Tỷ 24.902 61.964 260.000 477.000

- Tốc độ tăng trưởng % 18,71 20 59,86 83,46

4 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,

thủy sản đồng Tỷ 7.604,8 10.176,94 10.203,9 12.158,0

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp % 6,04 6,0 6,06 19,15

5 Giá trị xuất khẩu Tr.USD 98,85 245,98 13.650 19.100

- Tốc độ tăng trưởng % 17,99 20 167,93 39,93

6 Tốc độ phát triển doanh nghiệp tăng

bình quân hàng năm % 8 20 10 10

7

Thu ngân sách nhà bình quân hàng năm tăng (không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất)

% 10 20,0 17,3 16,1

8 GRDP bình quân đầu người Triệu

đồng 18 45 45 52

9 Giải quyết việc làm mới động Lao 78.550 75.000 113.290 22.089 - Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các

ngành kinh tế đã qua đào tạo % 50 55 57,12 60,6

10 Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí nông thôn mới % - 20 25 38

11 Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm % 2,83 2 2,68 2

12 Tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia % 60 70 70,1 72

- Mầm non % 58 65 66,8 70

- Tiểu học % 89 100 92,03 93

- Trung học cơ sở % 45 50 56,14 59

- Trung học phổ thông % 16 20 41,93 43

13 Các chỉ tiêu về y tế

- Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế % 100 100 100

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng % 14 14 13

- Giảm tỷ suất sinh thô hàng năm %0 0,1 0,08 0,08

- Bệnh viện chất lượng cao Bệnh viện 1 1 1

14 Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

nước sinh hoạt hợp vệ sinh % 95 85 88

15

Bảo đảm an toàn xã hội, giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là việc sử dụng

các chất ma túy Đạt Đạt

16 Duy trì ổn định tỷ lệ độ che phủ từng đạt % 50 >50 50,4

17

Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải; bảo đảm sử dụng công nghệ sản xuất sạch trong hoạt động công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp

Đạt Đạt

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020 và Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên [6]

Như vậy, qua đánh giá 17 chỉ tiêu chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, so sánh các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, có 14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; có 3 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước được nâng lên, cải cách hành chính được đẩy mạnh; phòng chống tham nhũng, lãng phí có kết quả bước đầu

Cải cách thủ tục hành chính đã có chuyển biến căn bản. Tiếp tục thực hiện rà soát thủ tục hành chính, đơn giản hóa được các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Tỉnh đã thực hiện công bố các bộ thủ tục hành chính giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp đã có chuyển biến đáng kể, cùng với sự phân cấp của Trung ương cho địa phương, tỉnh đã thực hiện phân cấp mạnh trên tất cả các lĩnh vực cho các cấp chính quyền địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát của các ngành các cấp được đẩy mạnh đã góp phần thực hiện tốt các chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng.

Kết quả được thể hiện qua các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và chỉ số cải cách hành chính được cải thiện rõ rệt qua các năm. Chỉ số PCI năm 2011 xếp thứ 57/63; năm 2015, 2016 đã giảm xuống lên vị trí thứ 7/63; chỉ số PAPI xếp thứ hạng 26/63 năm 2012; năm 2016, đạt 39,98 điểm, tăng 2,25 điểm so với năm 2015, xếp thứ 19/63 tỉnh.

3.3. Những bất cập trong quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Xây dựng chính sách

Công tác xây dựng chính sách và quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực, quy hoạch đô thị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các chính sách nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội còn ít. Trong số 199 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành về xây dựng chính sách thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng chỉ có 63 văn bản có tác động đến đối tượng là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và khu vực nông thôn, nơi có đa số những người thu nhập thấp và còn thiếu các điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội; chiếm 31,7% số lượng văn bản xây dựng chính sách.

3.3.2. Lập kế hoạch, đề án, chương trình

Giai đoạn 2011-2015, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 120 văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các quyết định, chỉ thị xây dựng và phê duyệt các kế hoạch, đề án, chương trình. Trong đó có 28 văn bản thực hiện tại các địa bàn nông thôn, miền núi, hướng tới các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và dân tộc thiểu số; chiếm 23,3% số lượng các văn bản lập và phê duyệt kế hoạch, đề án, chương trình.

Trong quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các đề án và chương trình hành động về phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đúng quy trình công tác lập xây dựng kế hoạch PTKT-XH trên cơ sở lồng ghép các tiêu chí phát triển bền vững. Tuy nhiên, chất lượng lập kế hoạch còn hạn chế, đặc biệt trong công tác dự báo, khả năng tổng hợp, đánh giá hạn chế do:

Cán bộ lập kế hoạch thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Công tác lập kế hoạch chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức (Đặc biệt cán bộ kế hoạch các phòng ban cấp huyện).

3.3.3. Triển khai thực hiện

Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành thuộc tỉnh đã ban hành 279 văn bản bao gồm các quyết định, hướng dẫn và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án. Trong đó các kế hoạch, đề án, chương trình thực hiện tại địa bàn nông thôn, miền núi và hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số được hướng dẫn và triển khai tại 74 văn bản, chiếm 26,5% số văn bản triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội của của một số ngành và cấp trong tỉnh chưa quyết liệt, đồng bộ dẫn tới hiệu quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội còn hạn chế, cụ thể:

3.3.3.1. Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng

- Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của tỉnh; một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội không đạt kế hoạch đề ra.

Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư. Năng suất lao động xã hội còn thấp hơn nhiều mức bình quân của cả nước.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp, chỉ số ICOR cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian xây dựng công trình, dự án chậm được khắc phục; nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn đã gây lãng phí, làm giảm hiệu quả đầu tư công.

- Kết cấu hạ tầng tuy có bước phát triển nhưng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế

Hệ thống kết cấu hạ tầng chậm phát triển, thiếu đồng bộ, mạng lưới giao thông chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chất lượng thấp; giao thông đến các xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn và lưới điện chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân nhất là vào mùa khô và nắng nóng; chất lượng điện ở một số vùng nông thôn chưa ổn định ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao. Nhiều công trình đã xuống cấp chưa được đầu tư cải tạo ảnh hưởng đến an toàn trong mùa mưa lũ, hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác đa mục tiêu.

Hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý nước thải chậm được được đầu tư hoàn thiện. Tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường vẫn còn xẩy ra cục bộ ở một số nơi trong khu vực đô thị.

3.3.3.2. Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ chưa thực sự là động lực phát triển

Cơ sở vật chất trường lớp học đã được cải thiện nhưng đầu tư chưa đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, học sinh vẫn phải học tại Nhà văn hóa, nhà tạm, phòng học cấp 4 cũ nát, thiếu các phòng chức năng, đồ dùng trang thiết bị dạy và học. Nguồn lực đầu tư của tỉnh còn nhiều khó khăn nên hệ thống các trường THPT và trường phát triển DTNT chưa thực hiện được theo lộ trình đã đề ra. Phương pháp dạy học chưa đổi mới mạnh mẽ, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh

Hệ thống đào tạo của tỉnh là toàn diện, song chủ yếu phát triển về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thấp so với nhu cầu phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa tương xứng, chất lượng đào tạo một số nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị

trường. Kết quả giải quyết việc làm đạt chỉ tiêu đề ra nhưng chưa bền vững, một số chỉ tiêu không đạt như: xuất khẩu lao động, tạo việc làm thông qua cho vay vốn hỗ trợ việc làm

Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống chưa nhiều, chỉ mới tập trung ở một số lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp; công nghệ thông tin, công nghệ cao. Hiệu quả ứng dụng, sử dụng công nghệ mới còn thấp, gây lãng phí (máy móc, phương tiện chưa sử dụng hết công suất, tính năng…). Hiệu quả một số Đề tài nghiên cứu khoa học chưa cao, việc nghiên cứu, cung cấp các luận cứ Khoa học phục vụ xây dựng, hoạch đinh đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế. Thị trường KHCN chậm phát triển, chưa tạo được môi trường kích thích cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống.

- Một số vấn đề về đời sống, văn hóa xã hội chậm được giải quyết

Nguồn lực đầu tư cho Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Thực hiện xã hội hoá trong việc huy động nguồn lực của cộng đồng, của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hiệu quả chưa cao. Hàng năm một số hộ đã thoát nghèo nhưng thực tế cuộc sống vẫn khó khăn do không tính chỉ số trượt giá, tính bền vững thấp, nguy cơ tái nghèo cao. Ngược lại, một số không ít hộ nghèo lại không muốn thoát để hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, nên hạn chế sự năng động vươn lên của người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo.

Mạng lưới y tế phát triển nhanh, rộng khắp từ tỉnh đến xã phường nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, các bệnh viện đa khoa và các cơ sở y tế lớn hầu hết tập trung tại thành phố Thái Nguyên gây nên sự quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện, bệnh nhân khám vượt tuyến, trái tuyến, trong khi các huyền miền núi, vùng sâu, vùng xa các cơ sở khám chữa bệnh còn thiếu và nghèo nàn. Số lượng cán bộ y tế có trình độ đại học và trên đại học vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân.

- Công tác bảo vệ tài nguyên môi trường còn nhiều yếu kém, là thách thức lớn trong phát triển

Công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản còn bất cập, tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên khoáng sản vẫn còn tồn tại.; Nhận thức về bảo vệ

môi trường, phát triển bền vững của các ngành, các cấp và nhân dân còn chưa đầy đủ, ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, bệnh viện chưa được giải quyết dứt điểm, trong khi các thảm họa thiên tai và diễn biến thay đổi khí hậu toàn cầu đang tăng nhanh, đang gây những áp lực cho việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Hệ thống kiểm tra, giám sát các hoạt động về tài nguyên, môi trường chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động tài nguyên, môi trường.

3.3.4. Kiểm tra, đánh giá

Công tác theo dõi, đánh giá chưa được chú trọng, dựa trên phương pháp truyền thống là chủ yếu.

Trong số 372 cuộc thanh tra, giám sát được thực hiện có đến 303 cuộc thanh tra theo chuyên đề và kế hoạch, chỉ có 69 cuộc thanh tra do nhận được khiếu nại, đơn thư của công dân. Do đó kết quả của các cuộc thanh tra chưa phản ánh đầy đủ các sai phạm và yếu kém trong việc xây dựng chính sách, lập kế hoạch, đề án chương trình và triển khai thực hiện để có những chính sách điều chỉnh hợp lý, đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như công bằng xã hội tại tỉnh.

Chưa thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quá trình theo dõi đánh giá và chưa có sự tham gia của đối tượng được thụ hưởng.

3.3.5. Nguyên nhân của những bất cập

a. Nguyên nhân khách quan

Do những tác động khó lường từ bên ngoài, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; tình hình thiên tai, dịch bệnh xẩy ra ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có nước ta. Do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)