Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 50)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tỉnh Thái Nguyên

Các mô hình và kinh nghiệm thành công cũng như không thành công của các nước đi trước về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội đã đem lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm sau:

Một là, nhà nước đóng vai trò kiến tạo phát triển, thông qua các chính sách điều tiết nền kinh tế.

Hai là, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội. Nhờ có tăng trưởng kinh tế, Nhà nước và nhân dân mới có tích lũy để tăng chi đầu tư phát triển trên các lĩnh vực chủ yếu như hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, nghề nghiệp, giải trí…nhằm mở rộng cơ hội lựa chọn cho mọi người và giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển toàn diện.

Ba là, tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy. Tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với việc tạo dựng nhiều cơ hội việc làm, sử dụng tối đa sức lao động xã hội nhằm tạo điều kiện cho người lao động chuyển từ việc làm có thu nhập thấp sang việc làm có thu nhập cao hơn, phải tạo cơ hội cải thiện tình hình của những người nghèo nhất, thu hẹp dần khoảng cách giàu - nghèo, thu hẹp sự khác biệt giữa nông thôn - thành thị nhằm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng xã hội thông qua một cơ chế tái phân phối phần của cải được tạo ra thêm nhờ tăng trưởng.

Bốn là, thực hiện công bằng xã hội phải dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Bởi nếu công bằng xã hội mà không dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế thì không tạo ra động lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sẽ dẫn đến suy giảm kinh tế, mất ổn định chính trị. Công bằng xã hội không phải là cào bằng, không phải là làm cho mọi người có mức thu nhập bằng nhau.

Năm là, công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Việc thực hiện công bằng xã hội phải tạo ra động lực để tăng trưởng kinh tế chứ không phải là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Công bằng xã hội là một trong những điều kiện không thể thiếu được để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Rõ ràng, công bằng xã hội không đối lập với tăng trưởng kinh tế, ngược lại, công bằng xã hội là một động lực quan trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

Câu hỏi 2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội

tại Tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

Câu hỏi 3: Vai trò quản lý nhà nước điều chỉnh mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại Tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

Câu hỏi 4: Những giải pháp quản lý nhà nướcnào kết hợp giữa tăng trưởng

kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thông qua việc thu thập tài liệu, báo cáo của các cơ quan đơn vị trên địa bàn nghiên cứu của, UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên; Các báo cáo tổng kết, sơ kết của địa phương, các số liệu có liên quan được thu thập, phân tích và đánh giá; thông tin từ các trang Web, báo điện tử của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Một số bảng biểu cập nhật số liệu năm 2016.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả phân loại, cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu....Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Word, Excel để tính toán.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Luận văn tập hợp chọn lọc và sử dụng hệ thống số liệu “thứ cấp” đã được xử lý của các cơ quan thống kê từ TW và địa phương. Đồng thời, hệ thống hóa, phân loại theo các tiêu chí để phân tích đánh giá hiện tượng thực đối tượng nghiên cứu và đúc kết thành những nội dung cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đãđược lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của các yếu tố, chỉ tiêu kinh tế xã hội. Qua đó xác định được kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, dựa vào đó mà ta chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục hạn chế.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Sử dụng đồ thị phản ánh quy mô và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.3.4. Phương pháp tổng hợp

Dựa trên kết quả của việc hệ thống hóa các dữ liệu thống kê luận văn phân tích theo từng góc độ, có sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để tổng hợp

Tiến hành thống kê toàn bộ số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài dưới dạng biểu mẫu, danh sách… giúp cho việc thu thập thuận lợi theo từng nội dung, chỉ tiêu phân tích.

Trên cơ sở các số liệu thu thập được phân tích và xử lý số liệu đòi hỏi chính xác; phân tích sự tương quan giữa các yếu tố; từ đó đánh giá, so sánh để rút ra những kết luận về các vấn đề nghiên cứu đặt ra, làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp được hướng tới.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Về kinh tế

Các nguồn lực kinh tế bao gồm: Tài sản: Vốn (tư bản); Tài nguyên thiên nhiên; Khoa học - công nghệ; Tài nguyên con người

Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng.

Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.

-Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc dân thuần túy (NNP).

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.

- Quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)

- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (tỷ đồng); - Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân (theo giá so sánh) (%);

- Thu nhập bình quân đầu người (VND): Chỉ số thu nhập bình quân/ đầu người phản ánh mức sống và thu nhập của dân cư, được tính bằng GNP, GDP thực tế chia cho tổng số dân của một quốc gia.

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh (%).

Vận dụng chỉ tiêu ICOR xác định nhu cầu vốn và mục tiêu tăng trưởng

Vì vốn đầu tư (I) có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế (g) và mức tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư.

Ta có: g =

Y Y

 , (trong đó Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - ở đây lấy chỉ tiêu GDP), nếu gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong GDP là: s =

Y S

Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S = I). Mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất (I = K)

Từ công thức hệ số ICOR ta có: Y I Y K k      Vì Y I : Y I Y .I Y .I Y Y g       hay g = k s

Từ quan hệ trên ta, có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau:

Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.

Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra

2.3.2. Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (%); - Số lao động được giải quyết việc làm (người); - Tỷ lệ hộ nghèo (%);

- Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh (%) - Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa mới (%);

- Tỷ lệ xã, thị trấn hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; tiểu học đúng độ tuổi (%).

- Tỷ lệ xã, thị trấn hoàn thành chuẩn quốc gia về y tế (%)

* Chỉ số nghèo khổ

Chỉ số nghèo khổ là tỉ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu với tổng số dân.

Tình trạng nghèo khổ không chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển, mà còn tương đối phổ biến ở các nước phát triển. Vì vậy, sự nghèo khổ không chỉ là hậu quả của mức thu nhập thấp mà còn là hệ quả của cả sự phân phối thu nhập không công bằng trong xã hội.

Để xác định mức nghèo khổ, người ta phải đưa ra chuẩn nghèo. Hiện nay, WB đưa ra chuẩn nghèo là 1,25 USD/người/ngày (theo sức mua tương đương - PPP) đối với các nước. Theo số liệu của WB thì năm 2012 trên toàn thế giới có 902 triệu người (tương ứng với 12,8% dân số thế giới) thu nhập dưới 1,25 USD/người/ngày (PPP). Ước tính năm 2015, số người này giảm còn 700 triệu người (tức 9,5% dân số thế giới) [53].

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/1/2011về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai

đoạn 2011 – 2015 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ

400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (dưới 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Với chuẩn này, tính đến hết năm 2015, Việt Nam có khoảng hơn 1,05 triệu hộ nghèo, chiếm 4,45% tổng số hộ dân cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Đến ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; trong đó quy định chuẩn nghèo ở nông thôn với hộ gia đình có thu nhập dưới 700.000 đồng/người/tháng, ở thành thị là 900.000 đồng/người/tháng. Đồng thời chuẩn nghèo đa chiều còn tính toán đến mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.Áp dụng chuẩn nghèo mới này, số hộ nghèo của Việt Nam đến hết năm 2015 là gần 2,34 triệu hộ, chiếm tỷ lệ 9,88% số hộ trên cả nước.

* Chỉ số phát triển con người

Ba phương diện cơ bản này được đo bằng:

+ Chỉ số tuổi thọ (LI - Life Expectancy Index): tính từ lúc sinh

LI =

Tuoithotrungbinh- 25 85 - 25

(Trong đó, 25 là tuổi thọ trung bình của quốc gia được xếp hạng thấp nhất trên thế giới; và 85 là tuổi thọ trung bình của quốc gia được xếp hạng cao nhất trên thế giới).

+ Chỉ số giáo dục (EI -Education Index): sự biết đọc biết viết ở người lớn và tổng tỷ lệ đi học tiểu học, trung học và đại học:

EI =

2Pe + Pa

3

Trong đó, (Pe) là tỷ lệ người lớn biết chữ và (Pa) là tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục.

+ Chỉ số thu nhập (YI - Income Index): tổng sản phẩm trong nước bình

quân đầu người (tính bằng USD theo ngang giá sức mua - PPP)

YI =

Y - Ymin

Ymax - Ymin

Trong đó, Y: GDP/người của quốc gia được đánh giá (tính theo PPP). Ymin : GDP/người của quốc gia được xếp hạng thấp nhất trên thế giới. Ymax: GDP/người của quốc gia được xếp hạng cao nhất trên thế giới. Như vậy:

HDI =

LI + EI + YI

3

Mọi quốc gia trong HDI được xếp vào một trong ba nhóm: + Phát triển con người thấp : HDI dưới 0,500

+ Phát triển con người trung bình : HDI từ 0,500-0,799 + Phát triển con người cao : HDI từ 0,800 trở lên

2.2.3. Các thước đo đánh giá sự bất bình đẳng và công bằng xã hội

- Chỉ số phát triển con người (HDI)

- Thước đo bình đẳng về phân phối thu nhập

+ Đường cong Lorenz: là một loại đồ thị được phát triển từ năm 1905 bởi

Max Otto Lorenz (1880 - 1962), nhà thống kê người Mỹ. Trên đồ thị này ta thấy: tỷ

trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung. Đường chéo 45° gọi là đường bình đẳng tuyệt đối (vì mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình đúng bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập).

Hình 2.1: Đường cong Lorenz

(Nguồn:Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Tổng cục Thống kê)

Khoảng cách giữa đường chéo 45và đường cong Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao, nghĩa là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi.

+ Hệ số Gini:

Được phát triển bởi Corrado Gini (1884-1965), nhà thống kê học người Ý. Hệ số Gini là một hệ số được tính từ đường cong Lorenz dùng để chỉ ra mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo công thức sau:

G = 1+ 1

- 2

(y1+2y2+3y3+…+nyn) N n2ybq

Trong đó:

+) y1, y2, … yn : Thu nhập của từng nhóm hộ theo thứ tự giảm dần +) ybq : Thu nhập bình quân của nhóm hộ

+) n: Tổng số nhóm hộ

Biểu thị bằng hình học, hệ số Gini được tính như sau:

Diện tích phần nằm giữa đường cong Lorenz với đường chéo 45 (A) G =

Tổng diện tích nằm dưới đường chéo 45 (A+B) + Cơ cấu thu nhập tính theo nhóm

2.3.4. Về hoạt động quản lý nhà nước

- Nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

• Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

• Tạo việc làm nhanh và đào tạo nghề cho người lao động

• Tiếp cận rộng rãi đối với tài sản có năng suất và vốn con người

• Cung cấp hàng hóa công làm tăng năng suất của tài sản do người nghèo kiểm soát

• Cải cách thể chế - Các tiêu chí đo lường:

+ Số lượng các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước ban hành chiến lược, kế hoạch, quy định, hướng dẫn thực hiện kết hợp tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội.

+ Số cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Chương 3

THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)