Vai trò của quản lý nhà nước giải quyết mối quan hệ tăng trường kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Vai trò của quản lý nhà nước giải quyết mối quan hệ tăng trường kinh tế

với vấn đề công bằng xã hội

Tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là biện chứng khách quan của sự phát triển, tiến bộ xã hội trong thời đại hiện nay. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những nguyên tắc chủ yếu trong tiến trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay: “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”(Văn kiện đại hội IX, t88) [13]. Lực lượng nòng cốt để thực hiện sự “kết hợp” ấy chính là nhà nước.

1.1.5.1. Vai trò của quản lý nhà nước cấp Trung ương

Muốn thành công, một mặt, chúng ta phải có quan niệm đúng đắn, khách quan trên quan điểm lịch sử cụ thể về công bằng xã hội; mặt khác, các chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội của nhà nước phải hướng vào sự phát triển kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.

Nhà nước xây dựng quan niệm đúng đắn, khách quan trên quan điểm lịch sử cụ thể về công bằng xã hội.

Công bằng xã hội là khát vọng, là mục tiêu đấu tranh của nhân loại tiến bộ từ bao đời nay. Trong thực tế lịch sử nhân loại, công bằng xã hội biểu hiện như một xu hướng, một quá trình lịch sử phát triển tiến bộ. Công bằng xã hội là một phạm trù

mang tính lịch sử, nó không chỉ phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, mà còn dựa trên những tiền đề hiện thực, như thực lực kinh tế, mức độ phát triển kinh tế… mà xã hội đã đạt được. Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, sự công bằng xã hội mà con người đạt được trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định là những nấc thang để tiến dần tới bình đẳng xã hội. Bình đẳng xã hội hoàn toàn chỉ đạt được dưới chủ nghĩa cộng sản – xã hội có đủ điều kiện để thực hiện nguyên tắc phân phối: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Do vậy, công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay không phải là được hiểu theo nghĩa bình đẳng lý tưởng, bình đẳng xã hội một cách hoàn toàn, cũng không phải theo nghĩa giản đơn, ấu trĩ như trước đây là cào bằng, bình quân, làm cho mọi người trở nên ngang bằng nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Công bằng xã hội trong bất kỳ thời đại nào cũng đều là động lực thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ, bao giờ cũng là mục tiêu đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ, nhưng nó chỉ thực thi và có tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khi phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể của thời đại, của đất nước.

Hiện nay, nước ta đang ở trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Quan niệm về công bằng xã hội, cũng như những chủ trương, chính sách, biện pháp… của nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội phải phù hợp với cơ sở kinh tế và định hướng chính trị đó. Mặc dù không phải là duy nhất, song cần phải thấy rằng, công bằng trong phân phối là cốt lõi của công bằng xã hội. Nhấn mạnh nội dung này, Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: chúng ta cần “thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” nhằm “tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội”. Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng, phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay và do đó, mọi chính sách, biện pháp thực hiện đều phải dựa trên nguyên tắc đó mới có tính khả thi, đảm bảo đúng định hướng và kích thích được sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội [13].

Nhà nước đề xuất các chính sách giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội hướng vào sự phát triển kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế.

Kinh tế thị trường, kể cả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không có “cơ chế tự điều tiết” và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, nó còn làm nẩy sinh những vấn đề xã hội bức xúc, mà nếu thiếu sự can thiệp tích cực của nhà nước thì không thể giải quyết được. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước chỉ là tích cực, có hiệu quả khi dựa trên thực lực của nền kinh tế và tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế.

Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta trong thời gian vừa qua, ngoài mặt tích cực, đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội đòi hỏi nhà nước phải can thiệp, giải quyết. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới hai vấn đề xã hội nổi bật liên quan trực tiếp tới sự phát triển kinh tế.

Trước hết, đó là vấn đề phân hoá giàu nghèo. Trong điều kiện nước ta hiện nay, sự phân hoá giàu nghèo do phát triển kinh tế thị trường là điều không tránh khỏi. Song, tình trạng phân hóa giàu nghèo ở mức độ nào đó cũng biểu hiện sự công bằng xã hội đang được thiết lập lại. Chính vì vậy, một mặt, nhà nước phải chấp nhận sự phân hoá giàu nghèo, phải bảo vệ và khuyến khích nhân dân làm giàu một cách hợp pháp; mặt khác, phải tiến hành một loạt các chủ trương, chính sách, biện pháp để xoá đói giảm nghèo và kiềm chế sự phân hoá giàu nghèo không để gia tăng đến mức quá đáng, đến mức phân cực. Tuy nhiên, các chính sách xoá đói giảm nghèo không nên hiểu như là những chính sách nhân đạo thuần tuý nhằm mục đích cứu trợ cho người nghèo, mà phải tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, phải làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cải cách nền hành chính quốc gia, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý và điều tiết của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.

Hai là, vấn đề cơ hội tham gia và hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, nếu phần lớn người dân không có cơ hội tham gia và do đó, không được hưởng lợi (sinh lợi bằng lao động của mình chứ không phải chỉ thuần tuý bằng sự phân phối lại, phúc lợi xã hội) từ quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ làm nẩy sinh những bức xúc, căng thẳng gây mất ổn định xã hội; đồng thời, ảnh

hưởng đến chất lượng nguồn lực con người, cản trở sự phát triển theo hướng bền vững của nền kinh tế.

Kinh tế thị trường tự nó không thể giải quyết được vấn đề này, mà cần phải có “bàn tay hữu hình” của nhà nước. Nhiều nước phát triển theo mô hình “nhà nước phúc lợi” coi mục tiêu cuối cùng của nhà nước là sự bình đẳng về các khả năng, chứ không phải là sự bình đẳng về kết quả. Trong những năm gần đây, ở nước ta cũng xuất hiện một số ý kiến kiến giải vấn đề công bằng xã hội theo hướng công bằng về cơ hội. Nên nhớ rằng, giao những quyền ngang nhau cho những người thực ra là không ngang nhau chỉ là bình đẳng hình thức, còn thực tế là bất bình đẳng. Điều đó lý giải tại sao quan điểm mácxít lại coi vấn đề phân phối như nội dung cốt lõi trong công bằng xã hội.

Để tạo cơ hội cho phần lớn nhân dân tham gia và hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, nhà nước phải thực hiện công bằng xã hội ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất. Công bằng trong phân phối tư liệu sản xuất không phải là cào bằng, bình quân, mà phải lấy hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội làm căn cứ. Hiệu quả xã hội không chỉ được hiểu theo nghĩa mang tính chất “xã hội thuần tuý”, mà bao chứa trong nó hiệu quả kinh tế. Nhà nước cần tạo cơ hội cho mọi người, mọi vùng, miền có thể tham gia và hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, cần đầu tư mạnh cho giáo dục, y tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là ở những vùng, miền có nhiều khó khăn, ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

1.1.5.2. Vai trò của quản lý nhà nước cấp địa phương

Ở cấp chính quyền địa phương, với vai trò thực hiện trách nhiệm quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ theo quy hoạch, chính sách phát triển cơ quan quản lý cấp trung ương, ngoài những vai trò định hướng và xây dựng chính sách để điều chỉnh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như ở cấp trung ương như trên, vai trò của chính quyền địa phương còn thể hiện qua chức năng lập kế hoạch, chương trình phát triển địa phương để thực hiện thực tế mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại địa phương.

Chính quyền tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở cấp địa phương, trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật

của Nhà nước, chính quyền địa phương giữ trọng trách đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm phát huy những thế mạnh của địa phương, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém. Vai trò đó thể hiện trên một số khía cạnh: 1 Chính quyền cấp tỉnh xây dựng khung pháp lý thuận lợi minh bạch cho các chủ thể kinh tế trên cơ sở chính sách pháp luật của trung ương và điều kiện cụ thể của địa phương; 2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế xã hội của địa phương; 3. Cải cách thủ tục hành chính; 4. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong phát triển kinh tế xã hội; 5. Tham gia hợp tác kinh tế. Sự phát triển kinh tế của các tỉnh là bằng chứng xác thực chất cho năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Rõ ràng khi đánh giá về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, vai trò của chính quyền cấp tỉnh nhất là đội ngũ lãnh được được tập trung chú ý hơn.

Chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển nguồn nhân lực, vì mục tiêu phát triển con người thông qua việc cụ thể các chính sách của cấp trung ương theo tình hình cụ thể của địa phương.

1.2. Cơ sở thực tiễn về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội trong và ngoài nước

1.2.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam hiện nay, nhất là các nước cùng ở trong khu vực Châu Á và có những điểm tương đồng với nước ta như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

1.2.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc có thể nói là quốc gia có sự tương đồng lớn nhất với Việt Nam vì cả hai nước đều tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và đang ở trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hơn ba mươi năm sau cải cách, với chính sách “cho phép một số người giàu

to lớn và rất đáng khâm phục: từ một nền kinh tế với quy mô không thể so sánh với các nước phát triển trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới, từ một nền sản xuất lạc hậu trở thành “công xưởng của thế giới”, từ một nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp trở thành nền kinh tế chiếm 10% kim ngạch ngoại thương của thế giới trong năm 2007 (Vũ Thành Tự Anh, 2008), ngoại thương từ thứ 32 vươn lên thứ 3, thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 và dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới với 1.060 tỷ USD (năm 2006), so với 154 tỷ USD năm 2000 [1].

Đời sống nhân dân từ chỗ chưa giải quyết được vấn đề no ấm, nay về tổng

thể đã bước vào giai đoạn khá giả, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng nhanh đạt 2.485 USD (năm 2007), xếp hạng 99/170 quốc gia. Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (từ 15 tuổi trở lên) đạt 90,9% (trong giai đoạn 1995- 2005), tỷ lệ bác sĩ (trên 100.000 dân) là 106, mức độ điện khí hóa trong cả nước là 99%.

Trong khi tập trung cao độ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã có phần xem nhẹ các mục tiêu công bằng xã hội. Hệ quả là kể từ những năm 1990 trở đi, tiến bộ và phát triển xã hội của Trung Quốc đã chậm lại một cách đáng kể và nhiều thách thức mới đã xuất hiện cùng với quá trình tăng trưởng. Tình trạng công nhân bị sa thải hàng loạt, khan hiếm việc làm ở nông thôn ngày càng tăng: tỉ lệ thất nghiệp vào giữa những năm 1990 từ 3% đã tăng lên gần 5% (năm 2005) và hiện nay có thể lên tới 12-13%; số vụ đình công từ 1.909 vụ năm 1994 đã tăng lên thành 22.600 vụ vào năm 2003.

Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, người sử dụng các dịch vụ này phải đóng phí nên đã làm xói mòn hệ thống an sinh xã hội của cả khu vực thành thị và nông thôn. Chi phí y tế giờ đây đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng nghèo khó cùng cực ở Trung Quốc.

Ở cực kia của phân phối thu nhập, quá trình cổ phần hóa DNNN đã làm cho một số người trở nên giàu có một cách nhanh chóng nhưng bất minh; tình trạng chiếm đoạt đất đai, nhũng nhiễu cửa quyền của hệ thống hành chính quan liêu đã làm cho bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng nhanh. Ngoài ra, tình hình ô nhiễm ở Trung Quốc đang xấu đi một cách trầm trọng. Hiện tại, sự suy đồi đạo đức, sự mất lòng tin và thiếu an toàn xã hội đã dẫn tới những khó khăn rất lớn cho sự phát triển và bước cải cách tiếp theo.

Tất cả những căn bệnh nêu trên đã làm cho đời sống xã hội và chính trị của Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng ở cả nông thôn và thành thị. Hệ số Gini của Trung Quốc (2007) là 0,415 và chỉ số HDI là 0,772 - xếp hạng 92/182 quốc gia; khoảng cách giữa 10% dân số nghèo nhất và 10% dân số giàu nhất là 21,6 lần; giữa 20% dân số nghèo nhất và 20% dân số giàu nhất là 12,2 lần; nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 50% GDP và 20% người nghèo nhất tiêu dùng 5,4% GDP.

Nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng này, đồng thời phê phán quan điểm tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế của những năm 1990, Đại hội toàn quốc lần thứ XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra mục tiêu xây dựng một xã hội “tiểu khang” (tạm dịch là khá giả) vào năm 2020. Xã hội “tiểu khang” là một xã hội trong đó sự thịnh vượng kinh tế được chia sẽ tương đối đồng đều cho mọi người dân sao cho hầu hết mọi người đều trở nên khá giả (thuộc tầng lớp trung lưu) và xã hội ngày một công bằng hơn.

Tuy nhiên, những vấn đề cố hữu như tham nhũng tràn lan, môi trường suy thoái, dịch vụ y tế và giáo dục chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế cùng với những bất bình đẳng giữa thành thị-nông thôn, giữa trung ương - địa phương, và một số vấn đề về công bằng xã hội vẫn còn là những thách thức lớn mà Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)