6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2011-2015
3.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP, GRDP bình quân đầu người và thu ngân sách
Báo cáo trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX năm 2015 đã đánh giá tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 13,6% vượt so với kế hoạch đề ra là 12-13%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước và các địa phương trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trong đó tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,91%, vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng; ngành dịch vụ tăng 7,98% không đạt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,04% vượt kế hoạch đề ra. Trong 3 năm đầu thực hiện kế hoạch (2011- 2013) nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với mục tiêu đề ra, năm 2011 đạt 8,76%, năm 2012 đạt 6,81% và năm 2013 chỉ đạt 6,16% (bình quân 3 năm 2011-2013 đạt 7,2%); năm 2014 và năm 2015 có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay do có yếu tố năng lực mới tăng thêm đột biến là tổ hợp công nghệ cao Samsung và dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 20%, năm 2015 tăng trưởng 25,2%.
Quy mô nền kinh tế và năng lực sản xuất các ngành đều tăng. GRDP năm 2015 tính theo giá so sánh năm 2010 đạt 40.627 tỷ đồng, tăng 1,89 lần so với năm 2010. GRDP theo giá thực tế đạt 54.063 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD), gấp 2,5 lần so với năm 2010, GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 46,2 triệu đồng (tương đương 2.100 USD).
Tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt 49.555,1 tỷ đồng, cao gấp 2,97 lần so với giai đoạn 2006-2010 (chỉ đạt 16.707,7 tỷ đồng). Đồng thời, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011-2015 tăng dần qua từng năm, tốc độ tăng bình quân hằng năm đạt 15,76%, cụ thể như sau: Năm 2011 là 7.421,2 tỷ đồng; 2012 là 8.671,2 tỷ đồng; 2013 là 9.750,0 tỷ đồng; năm 2014 là 10.384,3 tỷ đồng và năm 2015 là 13.328,4 tỷ đồng [12].
3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,66% năm 2010 lên 45,7% năm 2015; nông nghiệp giảm từ 22,40% xuống còn 16,9%; dịch vụ tăng từ 35,94% năm 2010 lên 37,4%.Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp thủy sản trong tổng số lao động giảm từ 66,72% năm 2010 xuống còn 51% năm 2015, bình quân giảm khoảng 3%/năm; cơ cấu lao động trong công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,61% năm 2010 lên 27,2% năm 2015; dịch vụ từ 17,67% năm 2010 lên 21,8% năm 2015 [12].
3.2.2.3. Vốn đầu tư phát triển
Huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011-2015 đạt 121.512 Tỷ đồng, gấp3,5 lần so với giai đoạn 2006-2010, đạt 60% GRDP (vốn trong nước 60%; vốn nước ngoài 40%), trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 10%; vốn trái phiếu chính phủ và vốn tín dụng đầu tư của nhà nước chiếm 8,1%, vốn doanh nghiệp dân doanh và dân cư chiếm 41,9%. Đáng chú ý là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư (40%). Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực hiện đạt 2.965,6 triệu USD, tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt 7.309,2 triệu USD [6].Nhờ thu hút được một khối lượng lớn các nguồn vốn đầu tư phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể, năng lực sản xuất tăng nhanh, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân .
3.2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015