Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 106)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá

Để đảm bảo thực hiện kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội một cách hiệu quả, chính quyền tỉnh Thái Nguyên cần triển khai cụ thể kế hoạch kiểm tra đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương theo sát các mục tiêu, các nội dung và phân kỳ kế hoạch cụ thể.

Hệ thống kiểm tra, giám sát cần được thực hiện một cách đồng bộ, có biện pháp điều chỉnh, khắc phục các hạn chế một cách rõ ràng. Đặc biệt ở hai nội dung quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh:

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, thanh tra đầu tư. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát đầu tư, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, người dân trong việc thực hiện giám sát cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư công từ công tác lập quy hoạch, dự án, thẩm định; bố trí vốn và thực hiện dự án đầu tư;

Tăng cường có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo đúng quy hoạch, kế hoạch; có biện pháp hiệu quả hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; kiên quyết xử lý nghiêm việc cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản không đúng quy định của pháp luật;

4.3.5. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2016-2020 có 3 chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên cả nước bao gồm: chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Xây dựng nông thôn mới và Ứng phó với biến đổi khí hậu; trong đó có 2 chương trình được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

Để kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội, đảm bảo các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội như các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, khu vực

nông thôn và miền núi được tiếp cận các dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội, tỉnh Thái Nguyên cần tích cực triển khai các chính sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới bới đây là các chương trình tác động trực tiếp đến đời sống của các nhóm đối tượng trên.

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được phê duyệt tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới được phê duyệt tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, số vốn ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thái Nguyên là 1.753.601 triệu đồng, bao gồm 1.322.387 triệu đồng vốn đầu tư và 431.214 triệu đồng vốn sự nghiệp. Trong đó:

- Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững: 557.201 triệu đồng, bao gồm vốn đầu tư là 398.287 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 158.914 triệu đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: 1.196.400 triệu đồng, bao gồm vốn đầu tư là 924.100 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 272.300 triệu đồng.

Thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn triển khai của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, tỉnh Thái Nguyên tích cực triển khai kế hoạch thực hiện các cương trình mục tiêu quốc gia. Vốn đối ứng của ngân sách địa phương để đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là 502.758 triệu đồng, bao gồm 27.758 triệu đồng đối ứng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và 475.000 triệu đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

Để việc đầu tư có hiệu quả từ các nguồn lực dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia, trong những năm tiếp theo, tỉnh Thái Nguyên cần triển khai một số giải pháp sau:

- Tiếp tục tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập bằng các chính sách như cho vay ưu đãi hộ nghèo, xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về xoá đói giảm nghèo, chính sách trợ giá trợ cước, dạy nghề cho ngươì nghèo, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội,…

- Tăng cường cho vay giải quyết việc làm, tăng cường công tác xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm tại chỗ bằng cách phát triển các làng nghề và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề có trình độ cao, tạo nguồn lực phục vụ cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.

- Hàng năm cần rà soát đánh giá kết quả thực hiện các dự án và xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu một cách chi tiết.

- Đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề cho Trường Dạy nghề của tỉnh, các Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh để tăng cường thêm trang thiết bị tài sản phục vụ cho công tác dạy nghề, mở rộng được ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Chương trình "Dạy nghề cho lao động nông thôn" và “Dạy nghề cho người tàn tật” để trang bị nghề nghiệp cho các đối tượng chính sách xã hội, cho lao động nông thôn, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)