Vai trò của các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 118)

6. Kết cấu của luận văn

4.4.2. Vai trò của các Bộ, ngành liên quan

Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư hoàn thành các dự án theo Nghị quyết 37-NQ/TƯ và Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TƯ về đẩy mạnh phát triển KT - XH và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Cụ thể là:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: phân bổ vốn phù hợp với mục tiêu đã xác định trong Nghị quyết, trong đó có xét đến các yêu cầu để Tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm vùng về kinh tế, y tế, giáo dục và đào tạo như Nghị quyết đã đề ra.

- Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện đúng tiến độ các công trình giao thông trọng điểm như hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn; nâng cấp đường Quốc lộ 3 cũ và các tuyến đường sắt, hệ thống ga cấp quốc

gia. Triển khai các dự án nạo vét các tuyến đường sông, nâng cấp cảng Đa Phúc và đầu tư xây dựng thêm các cảng mới. Hỗ trợ cải thiện nâng cấp các tuyến đường tỉnh, huyện, xã, giúp Tỉnh Thái Nguyên có điều kiện thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, bố trí và đào tạo giáo viên giỏi cho hệ thống các trường đại học, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh; xây dựng và nâng cấp các bệnh viện và cơ sở y tế ; tạo điều kiện cho tỉnh phát triển thành trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế lớn mạnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc cũng như toàn quốc.

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi của mọi thời đại. Mặc dù đã có nhiều mô hình và ý kiến khác nhau, nhưng đến nay cả lý thuyết và thực tiễn đều khẳng định: tăng trưởng tự nó không đem lại công bằng xã hội được (trường hợp Trung Quốc), và ngược lại, công bằng xã hội không dựa trên tăng trưởng kinh tế thì chỉ là công bằng mong manh (trường hợp các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam trước đây). Tăng trưởng kinh tế có thể đi đôi với công bằng xã hội (Oshima) miễn sao đời sống nhân dân được cải thiện hoặc không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên (WB). Thực tiễn kinh nghiệm của các nước (Nhật Bản, Hàn Quốc) đã cho thấy tăng trưởng kinh tế là cơ sở vật chất để tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội, ngược lại, việc thực hiện công bằng xã hội tạo động lực cho phát triển bền vững.

Vì vậy, tăng trưởng và công bằng không hề có sự mâu thuẫn nhau, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không phải là sự đánh đổi, loại trừ mà là quan hệ biện chứng, phụ thuộc lẫn nhau.

Đối với nước ta, việc xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã được Đảng ta lựa chọn, đó là: “kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Qua thực tế nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội giai đoạn 2011 - 2015 đạt nhiều tiến bộ, đó là:

- Tốc độ tăng trưởng GRDP và GRDP bình quân đầu người tăng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tiến bộ, vốn đầu tư phát triển sử dụng có hiệu quả, năng suất lao động tăng cao góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đồng thời, việc thực hiện công bằng xã hội đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như: giáo dục có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; xóa đói-giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm; và thành tựu nổi bật nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hóa tại tỉnh.

- Tuy nhiên, việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Thái Nguyên trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, yếu kém là: tăng trưởng

kinh tế còn dưới mức tiềm năng và việc thực hiện công bằng xã hội nhìn chung còn bất cập và độ bao phủ chưa rộng.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 tới vẫn còn nhiều thách thức trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, cụ thể là:

Một, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng: giải pháp đề xuất là tăng vốn đầu tư phát triển bằng cách thu hút đầu tư trong và ngoài nước; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội; chú trọng đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm; tập trung đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mô hình nông nghiệp - sinh thái - đô thị, công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao nhằm phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa lý - chính trị của một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Hai, thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển: giải pháp đề xuất là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đồng đều ở mỗi trường, mỗi xã, phường; tăng đầu tư và tăng chi ngân sách cho y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân; mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, chú trọng đào tạo nghề là biện pháp tốt nhất để xóa đói, giảm nghèo; tăng cường cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và xây dựng toàn tỉnh thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, xanh và sạch.

Ba, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ - công chức: giải pháp đề xuất là hướng tới thực hiện chính phủ, chính quyền điện tử; thực hiện các chế độ công khai, minh bạch và trách nhiêm giải trình với nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ-công chức giỏi, tận tâm và thanh liêm.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên thông qua

các chỉ số theo thông lệ quốc tế hiện nay (chỉ số HDI), do không có đủ dữ liệu trong niên giám thống kê hàng năm ở cấp tỉnh. Đây chính là những vấn đề còn tồn tại và cũng là những vấn đề mà tác giả thấy cần phải nghiên cứu tiếp khi có điều kiện.

Vì điều kiện thời gian, kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh (2008), “ Trung Quốc : Từ tăng trưởng bằng mọi giá tới phát triển hài hòa”, http://tiasang.com.vn/-khoi-nghiep/trung-quoc-tu-tang- truong-bang-moi-gia-toi-phat-trien-hai-hoa-1637.

2. Vũ Đình Bách - Trần Minh Đạo (đồng chủ biên) (2006), Đặc trưng của nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

3. Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard (2008), “Lựa chọn thành công - Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của ViệtNam”.

4. Cơ quan đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam. Đưa các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đến với người dân. Hà Nội, 2002, tr.1.

5. Nguyễn Sinh Cúc (2011), "Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội” giai đoạn 2001 - 2010”, tạp chí Kinh tế & phát triển, trang 41-44.

6. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thông kê 2010; 2011; 2012; 2013; 2014; 2015; 2016; Số liệu thống kê tỉnh Thái Nguyên 5 năm 2011-2015.

7. David Begg (2007), Kinh tế học vĩ mô, (bản dịch) Nxb. Thống kê, HàNội.

8. Bùi Đại Dũng và Ths Phạm Thu Phương (2009), ”Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 82-91.

9. Nguyễn Hữu Dũng (2011), "Bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong chiến lược phát triển ở nước ta đến năm 2020", Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 163, Tr. 9 - 14, năm 2011.

10.Phạm Mỹ Duyên (2006), Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế - chính trị, Khoa Kinh tế - Đại học quốc gia Tp. Hồ ChíMinh.

11.Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII .

12.Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX .

13.Đảng Cộng sảnViệt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Đảng Cộng sảnViệt Nam(2006),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Vũ Văn Hóa & Vũ Quốc Dũng (2006), “Thị Trường Tài Chính”- NXB Tài Chính. 17. Sền Thị Hiền (2015), Hà Nội gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa

và bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, Tạp chí Lý luận chính trị số 10-2015. 18.Vũ Văn Hóa & Lê Xuân Nghĩa (2010),“Một số vấn đề cơ bản về tài Chính -

Tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006 –2010”, Đề tài cấp Nhà Nước, MS: ĐTĐL - 2005/25G. Bộ KH & CN.

19.Vũ Văn Hóa & Lê Văn Hưng (2010), “Giáo trình Tài Chính công ” - Đại Học KD & CN Hà Nội - 2010.

20.Vũ Văn Hóa (1999), Chiến lược tài chính giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, Thời báo Tài chính Việt Nam, Số 27 - 28. 21.Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí

Minh, tr 214 - 215

22. Phan Thúc Huân (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thống kê Tp Hồ Chí Minh.

23. Michael P.Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, bản dịch Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

24. Ngân hàng thế giới –WB (2006), Báo cáo Phát triển con người.

25.Mai Văn Nghĩa (2010), Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị

xã Bà Rịa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ

Chí Minh.

26.Nguyễn Thị Nga (2006), "Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay - Những quan điểm cơ bản của Đảng", Tạp chí triết học, số 9 (184).

27. Ngân hàng Thế giới (2010), Báo cáo Phát triển con người.

28. Nguyễn Công Nghiệp (2006), Phân phối trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, HàNội.

29. N.Gregory Mankiw (2003), Nguyên lý kinh tế học - Tập II, bản dịch Nxb. Thống kê, Hà Nội.GS.TS.

30. Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, (bản dịch) Trường Đạihọc Kinh tế quốc dân Hà Nội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

31. Joseph E. Stiglitz (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, bản dịch Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

32.Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

33.Lê Văn Sang và Kim Ngọc (1999), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ” và Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia. 34.Robert M.Solow, Bài diễn thuyết đoạt giải, (Hồ Phương Nga phiên dịch), cập

nhật Tuesday,July 10,2007-05:40 PM, www.kinhtehoc.com

35.Phương Ngọc Thạch (2007), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội tại TP.HCM, Tạp chí Phát triển kinh tế-Tháng 6/2007-tr.20.

36.Trần Thành (2006) “Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2 (177)

37.Trần Văn Thọ (2005), Biến đổi kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa

Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38.Trần Văn Thọ (2008), “Điều kiện để Việt Nam phát triển bền vững”,

http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=66&CategoryID=78News. 39. Nguyễn Văn Trình (2002), Sự phát triển các học thuyết kinh tế, Nxb.Lao động

- xã hội, Hà Nội.

40. Lê Anh Tuấn (2010), Đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng

kinh tế ở Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại

học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

41. Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED (1987), Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future).

Tài liệu tiếng anh

42. Blackford, Russell, (2006), Genetic enhancement and the point of social equality. Institute for Ethics and Emerging Technologies.

43. Knack, S. and P. Keefer, (1995), Institutions and Economic Performance: Cross Country Tests Using Alternative Institutional Measures, Economics and Politics, 7, 3, 207-27.

44. Paul A. Samuelson (1966), The Collected Papers of Paul A. Samuelson, MIT Press, 5 vol.

45. Paul M. Romer, (1986) , Increasing Returns and Long-Run Growth. In: Journal of Political Economy. Band 94, Nr. 5, pp.1002–1037.

46. Simon Kuznets, (1966), Modern Economic Growth: Rate, Structure and

Spread.New Haven, Yale University Press, pp.529.

47. Sophie Bessis, (1995). From social exclusion to social cohesion - apolicy

agenda. UNESCO, Paris, p. 18.

48. Sophie Bessis. Ibid., p. 31.

49. Solow, Robert M. (1956), A contribution to the theory of economic

growth, Quarterly Journal of Economics (Oxford Journals).

50. Solow, Robert M. (1991), Growth theory, London Routledge, pp.393-412

51. UNDP. Human Development Report 1991. New York, 1991, p. 120; Human

Development Report 2006. New York, 2006, p. 285; Human Development

Report 2010. New York, 2010; Human Development Report 2014. New York,

2014; Human Development Report 2015. New York, 2015.

Một số trang Web

51. Vietnam Agenda 21 (2004), Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu,

http://www.va21.org/vietnamese/index.php?param=NewsInfo&Key=16

52. World Bank (2014), List of countries by GDP (nominal) per capita,

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_per_capita.

53. Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 (16:00 27/12/2014),

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: So sánh tình hình thực hiện một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe qua các năm 2011-2015

STT Chỉ tiêu (Đơn vị tính) Năm

2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Năm 2012 So sánh 2012/201 1 (%) Năm 2013 So sánh 2013/201 2 (%) Năm 2014 So sánh 2014/201 3 (%) Năm 2015 So sánh 2015/ 2014 (%)

1 Dân số trung bình (nghìn người) 1.139,44 1.149,08 100,85 1.155,99 100,60 1.173,24 101,49 1.238,79 105,59

2 Số bác sỹ bình quân trên 1 vạn

dân (người) 10,8 10,7 99,07 10,9 101,87 11,9 109,17 12 100,84

3 Số giường bệnh bình quân trên 1

vạn dân (giường) 38 39,4 103,68 42,1 106,85 43,2 102,61 42,6 98,61 4 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường có bác sỹ (%) 87,3 97,8 112,03 86,7 88,65 90,1 103,92 88,4 98,11 5 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường có nữ hộ sinh (%) 85,5 85,6 100,12 91,7 107,13 91,7 100,00 97,2 106,00 6 Số ca mắc các bệnh dịch (ca) 7.592 3.866 50,92 4.127 106,75 3.895 94,38 7.486 192,20 7

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc- xin (%)

98,3 98,7 100,41 91,1 92,30 96,5 105,93 97,8 101,35

8 Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng

dưới 2500 gram (%) 8,9 3,2 35,96 6,1 190,63 4,5 73,77 4,1 91,11

9 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy

dinh dưỡng (%) 17,3 16,7 96,53 15,9 95,21 13,8 86,79 13,5 97,83

STT Chỉ tiêu (Đơn vị tính) Năm

2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)