6. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam hiện nay, nhất là các nước cùng ở trong khu vực Châu Á và có những điểm tương đồng với nước ta như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
1.2.1.1. Trung Quốc
Trung Quốc có thể nói là quốc gia có sự tương đồng lớn nhất với Việt Nam vì cả hai nước đều tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và đang ở trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hơn ba mươi năm sau cải cách, với chính sách “cho phép một số người giàu
to lớn và rất đáng khâm phục: từ một nền kinh tế với quy mô không thể so sánh với các nước phát triển trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới, từ một nền sản xuất lạc hậu trở thành “công xưởng của thế giới”, từ một nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp trở thành nền kinh tế chiếm 10% kim ngạch ngoại thương của thế giới trong năm 2007 (Vũ Thành Tự Anh, 2008), ngoại thương từ thứ 32 vươn lên thứ 3, thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 và dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới với 1.060 tỷ USD (năm 2006), so với 154 tỷ USD năm 2000 [1].
Đời sống nhân dân từ chỗ chưa giải quyết được vấn đề no ấm, nay về tổng
thể đã bước vào giai đoạn khá giả, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng nhanh đạt 2.485 USD (năm 2007), xếp hạng 99/170 quốc gia. Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (từ 15 tuổi trở lên) đạt 90,9% (trong giai đoạn 1995- 2005), tỷ lệ bác sĩ (trên 100.000 dân) là 106, mức độ điện khí hóa trong cả nước là 99%.
Trong khi tập trung cao độ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã có phần xem nhẹ các mục tiêu công bằng xã hội. Hệ quả là kể từ những năm 1990 trở đi, tiến bộ và phát triển xã hội của Trung Quốc đã chậm lại một cách đáng kể và nhiều thách thức mới đã xuất hiện cùng với quá trình tăng trưởng. Tình trạng công nhân bị sa thải hàng loạt, khan hiếm việc làm ở nông thôn ngày càng tăng: tỉ lệ thất nghiệp vào giữa những năm 1990 từ 3% đã tăng lên gần 5% (năm 2005) và hiện nay có thể lên tới 12-13%; số vụ đình công từ 1.909 vụ năm 1994 đã tăng lên thành 22.600 vụ vào năm 2003.
Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, người sử dụng các dịch vụ này phải đóng phí nên đã làm xói mòn hệ thống an sinh xã hội của cả khu vực thành thị và nông thôn. Chi phí y tế giờ đây đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng nghèo khó cùng cực ở Trung Quốc.
Ở cực kia của phân phối thu nhập, quá trình cổ phần hóa DNNN đã làm cho một số người trở nên giàu có một cách nhanh chóng nhưng bất minh; tình trạng chiếm đoạt đất đai, nhũng nhiễu cửa quyền của hệ thống hành chính quan liêu đã làm cho bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng nhanh. Ngoài ra, tình hình ô nhiễm ở Trung Quốc đang xấu đi một cách trầm trọng. Hiện tại, sự suy đồi đạo đức, sự mất lòng tin và thiếu an toàn xã hội đã dẫn tới những khó khăn rất lớn cho sự phát triển và bước cải cách tiếp theo.
Tất cả những căn bệnh nêu trên đã làm cho đời sống xã hội và chính trị của Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng ở cả nông thôn và thành thị. Hệ số Gini của Trung Quốc (2007) là 0,415 và chỉ số HDI là 0,772 - xếp hạng 92/182 quốc gia; khoảng cách giữa 10% dân số nghèo nhất và 10% dân số giàu nhất là 21,6 lần; giữa 20% dân số nghèo nhất và 20% dân số giàu nhất là 12,2 lần; nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 50% GDP và 20% người nghèo nhất tiêu dùng 5,4% GDP.
Nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng này, đồng thời phê phán quan điểm tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế của những năm 1990, Đại hội toàn quốc lần thứ XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra mục tiêu xây dựng một xã hội “tiểu khang” (tạm dịch là khá giả) vào năm 2020. Xã hội “tiểu khang” là một xã hội trong đó sự thịnh vượng kinh tế được chia sẽ tương đối đồng đều cho mọi người dân sao cho hầu hết mọi người đều trở nên khá giả (thuộc tầng lớp trung lưu) và xã hội ngày một công bằng hơn.
Tuy nhiên, những vấn đề cố hữu như tham nhũng tràn lan, môi trường suy thoái, dịch vụ y tế và giáo dục chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế cùng với những bất bình đẳng giữa thành thị-nông thôn, giữa trung ương - địa phương, và một số vấn đề về công bằng xã hội vẫn còn là những thách thức lớn mà Trung Quốc buộc phải tập trung giải quyết.
1.2.1.2. Hàn Quốc
Hàn Quốc cũng là một đất nước có sự tương đồng với Việt Nam, từ một dân tộc nghèo khó, chiến tranh, thậm chí chết đói vào những năm 1950, trong vòng ba mươi lăm năm, Hàn Quốc đã chuyển từ nền nông nghiệp lạc hậu sang sản xuất công nghiệp cạnh tranh toàn cầu, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới đã trở thành nước có nền công nghiệp phát triển và hiện đại, từ một nước kém phát triển đã vượt qua giai đoạn tăng trưởng ban đầu và sau đó thành công trong giai đoạn phát triển bền vững.
Chỉ hơn ba thập kỷ, Hàn Quốc đã tạo ra sự tăng trưởng ngoạn mục mà hầu như không cần nhiều đầu tư quốc tế và đã theo đuổi một hướng đi khác để nhập khẩu công nghệ hiện đại và tiếp cận thị trường. Tăng trưởng dựa trên tiết kiệm của quốc gia và của từng doanh nghiệp và do chính những người Hàn Quốc quản lý.
Hàn Quốc là một quốc gia thiếu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn của Hàn Quốc chỉ có tungsten, than đá, quặng sắt, đá vôi, kaolinit và graphit. Nước này không có dầu, và vì vậy chương trình đầy tham vọng của Hàn Quốc nhằm xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân đã được thực hiện.
Tài sản lớn nhất của Hàn Quốc chỉ là số dân biết chữ, cần cù và không có kỹ năng.Trong quá trình công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã chú trọng vào các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động, làm hàng xuất khẩu và xóa bỏ dần dần các hạn chế đối với nhập khẩu. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng cao cùng với tốc độ gia tăng dân số giảm xuống và tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm từ 46% năm 1963 còn 7% năm2003.
Kết quả là GDP của Hàn Quốc vào năm 2004 là 680 tỉ USD, đứng thứ 12 trên thế giới; đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, từ một trong 25 nước nghèo nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người đạt 100USD lần đầu tiên vào năm 1963, nhưng chỉ sau 4 thập kỷ Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người đạt 11.000 USD, hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc là 19.983 USD, xếp thứ 28/170 quốc gia trên thế giới, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu xếp hạng 11.
Sự thành công về tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là nhờ có chính sách đúng đắn trong các lĩnh vực then chốt, nhất là các vấn đề về giáo dục, y tế và công bằng xã hội. Hệ thống giáo dục - đào tạo của Hàn Quốc rất chú trọng tới hoạt động dạy nghề và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo đang ngày một lớn mạnh. Ngay cả những chiến lược công nghiệp có tính định hướng của chính phủ cũng được bắt đầu bằng việc đầu tư vào vốn con người. Ví dụ như trong những năm 1970 và 1980, hàng trăm sinh viên Hàn Quốc đã ra nước ngoài để học về các ngành liên quan đến công nghệ đóng tàu tại những trường đại học hàng đầu của thế giới, khi trở về đã đóng vai trò then chốt trong việc ra đời ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã thực hiện công nghiệp hóa trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo. Tỉ trọng dành cho giáo dục vào cuối thập niên 1950 chỉ có dưới 10% ngân sách nhà nước, nhưng đã tăng liên tục lên 15% - 18% trong thập niên 1960, và 19% - 21% trong đầu thập niên 1980. Hàn
Quốc là một trong những nước có tỉ lệ sinh viên du học (so với tổng số sinh viên) và tỉ lệ người du học trở về (so với tổng số sinh viên du học) rất cao. Thành quả này là nhờ có các cơ chế liên quan đến việc thi tuyển và đãi ngộ người tài.
Ngoài ra, với hệ thống y tế có chi phí vừa phải, Hàn Quốc đã giúp nhiều gia đình tránh được bẫy nghèo do chi phí y tế quá cao và mất thu nhập khi gia đình có người ốm. Tỷ lệ bác sĩ (trên 100.000 dân) giai đoạn 2000-2004 là 157. Theo báo cáo (2009) của UNDP: hệ số Gini của Hàn Quốc năm 2007 là 0,316; tuổi thọ trung bình là 79,2 tuổi (năm 2007); chỉ số HDI là0,937 (xếp hạng 26/182 quốc gia); khoảng cách giữa 10% dân số nghèo nhất và 10% dân số giàu nhất là 7,8 lần; giữa 20% dân số nghèo nhất và 20% dân số giàu nhất là 4,7 lần, bất công xã hội ngày một thu hẹp lại.
Có thể nói, Chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, góp phần đưa đất nước Hàn Quốc phát triển nhanh chóng, toàn diện và bền vững như ngày nay.
1.2.1.3. Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản không thể không kể đến giai đoạn phát triển kinh tế "thần kỳ” trong giai đoạn 1951-1973. Từ một nước bại trận, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, chỉ trong vòng hơn hai thập kỷ, Nhật bản đã vươn lên thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Song điều đáng chú ý là chính sách "Tăng trưởng kinh tế cao đi liền với công bằng xã hội” đã trở thành một thực tế trong suốt nhiều thập kỷ ở nước này. Nhờ những chính sách trên, tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản đạt được "sự thần kì". Trong giai đoạn 1950 - 1987, trung bình hàng năm đạt 7,1%; giai đoạn 1980 - 1990, tuy giảm nhưng vẫn đạt 4%. Nhật Bản ngày nay là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, y học, công nghệ máy móc; là nước có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng, cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới; là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới.
Thu nhập bình quân đầu người của Nhật vào năm 1960 chỉ là 480 USD (Mỹ là 2.879 USD - gấp 6 lần Nhật Bản). Nhưng chỉ sau hơn bốn thập kỷ, Nhật Bản hiện nay đã đạt 34.254 USD/ người, xếp hạng 28/170 quốc gia trên thế giới và hầu như đã đuổi kịp Mỹ.
Nguồn lực con người là nhân tố rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế
thành công của Nhật Bản. Nhật Bản đã đầu tư một cách hết sức mạnh mẽ cho giáo
dục ở tất cả các cấp. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác.
Về y tế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản chủ yếu được cung cấp bởi chính quyền trung ương và địa phương. Từ năm 1973, tất cả người già đều được cung cấp miễn phí các loại hình bảo hiểm sức khỏe do chính phủ đài thọ, trong đó bệnh nhân được tùy chọn cơ sở họ muốn cùng các hình thức chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Tỷ lệ bác sĩ (trên 100.000 dân) là 198. Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 82,7 tuổi (năm 2007).
Hệ số Gini của Nhật Bản năm 2007 là 0,249 cao nhất thế giới (tiếp theo là Thụy Điển: 0,25 và Na-Uy là 0,258); chỉ số HDI của Nhật Bản là 0,960 (xếp hạng 10/182 quốc gia); khoảng cách giữa 10% dân số nghèo nhất và 10% dân số giàu nhất là 4,5 lần; giữa 20% dân số nghèo nhất và 20% dân số giàu nhất là 3,4 lần và bất công xã hội ngày một thu hẹp lại [50].
Trong nghiên cứu của Lê Văn Sang và Kim Ngọc (1999), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn ”thần kỳ” và Việt Nam thời kỳ đổi mới, các tác giả đã tổng kết những bài học kinh nghiệm trong các chính sách đã tạo ra sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Nhật Bản như sau: 1. Khuyến khích phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ để tạo nhiều cơ hội việc làm, toàn dụng lao động xã hội; 2. Đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; 3. Thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập; 4. Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả; 5. Sử dụng các hội đồng soạn thảo để kết hợp cạnh tranh với hợp tác; 6. Xây dựng môi trường pháp lý và trật tự xã hội thuận lợi cho tăng trưởng và công bằng [33].
Tóm lại, Nhật Bản đã thành công trong việc kết hợp giữa sự tăng trưởng nhanh về kinh tế với sự phân phối thu nhập tương đối đồng đều đưa đất nước đạt tới
sự thịnh vượng, xã hội ngày một công bằng hơn và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế.