Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở tỉnh Thá

Như đã phân tích ở trên, tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn lực cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển các vấn đề xã hội như các

trường học, trạm y tế, bệnh viện,… Cùng với đó là nguồn kinh phí cho chi thường xuyên tăng lên, đảm bảo chi trả cho đào tạo nghề, chi lương cho cán bộ hoạt động xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng theo quy định… Qua đó tác động rõ rệt đến các vấn đề xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.

3.4.3.1. Về lao động và việc làm

Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tạo điều kiện cho người lao động chuyển từ việc làm có thu nhập thấp sang việc làm có thu nhập cao hơn, chuyển từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang những việc làm có năng suất cao hơn trong khu vực sản xuất công nghiệp hay dịch vụ.

Việc thu hút lượng lớn các doanh nghiệp FDI cùng sự phát triển của doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh đã tạo ra việc làm cho lượng lớn lao động. Đến hết năm 2015, lao động trong độ tuổi của tỉnh Thái Nguyên là 763.800 người chiếm 61,66% dân số, chứng tỏ nguồn nhân lực trẻ. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 là 754.610 người, chiếm tới 98,80% lao động trong độ tuổi và so với số lượng lao động đang làm việc năm 2010 tăng 11,45% [6]. Điều này giúp cho tỷ lệ thấp nghiệp giảm xuống thấp, người lao động có thu nhập để đảm bảo mức sống của cá nhân và gia đình.

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế như sau:

+ Khu vực công nghiệp-xây dựng có 205.254 lao động, chiếm tỷ trọng 27,2%

(so với năm 2010, tỷ trọng tăng 11,59%, số lượng lao động tăng 1,94 lần).

+ Khu vực dịch vụ có 164.505 lao động, chiếm tỷ trọng 21,8% (so với năm

2010, tỷ trọng tăng4,13%, số lượng lao động tăng 1,37 lần).

+ Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản có 384.851 lao động, chiếm tỷ trọng

51% (so với năm 2010 giảm 15,72%, số lượng lao động giảm 1,17 lần).

Lực lượng lao động đã chuyển dịch tích cực, từ khu vực có thu nhập thấp (khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản) sang các khu vực có năng suất và thu nhập cao hơn (công nghiệp-xây dựng và dịch vụ), góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống người lao động.

3.4.3.2. Về giáo dục và đào tạo

Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra khả năng tăng thu ngân sách. Nhờ vậy, chi ngân sách cho giáo dục được quan tâm và đạt tỷ trọng cao. Trong giai đoạn 2011-

2015, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên đạt bình quân hàng năm là 20%. Tính theo số tuyệt đối thì ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục (bao gồm cả chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo) tại tỉnh tăng nhanh: năm 2011 là 872,6tỷ đồng, năm 2012 là 1.205,2 tỷ đồng, năm 2013 là 1.323,8 tỷ đồng, năm 2014 là 1.516 tỷ đồng, năm 2015 là 1.647,8 tỷ đồng.

Qua đó, cơ hội tiếp cận giáo dục của nhân dân ngày càng mở rộng: mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng ở hầu hết các xã, phường. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 223 trường mầm non (212 trường công lập và 11 trường tư thục); 446 trường học phổ thông (442 trường công lập và 04 trường ngoài công lập). Ngoài ra, mỗi xã, phường đều có trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng.

Số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia hiện nay là 480/669, tỉ lệ 71,75%; trong đó: mầm non 150/223 trường đạt 67,26%; tiểu học có 210/226 đạt 92,9%; trung học cơ sở có 107/189 đạt 56,61%; trung học phổ thông:13/31 đạt 41,9%. Hằng năm tỉnh đều tiến hành rà soát, đầu tư chống xuống cấp (trường, lớp), chống quá tải học sinh, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho việc phục vụ dạy và học.

Tỷ lệ biết chữ và nhập học giáo dục các cấp ngày càng tăng. Do cơ sở trường, lớp được mở rộng đều khắp phường, xã đã tạo điều kiện, cơ hội học tập thuận lợi cho con em nhân dân địa phương. Kết quả huy động hàng năm: tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi ở cấp tiểu học là 99,7%, cấp trung học cơ sở là 99,7%, cấp trung học phổ thông là 81,4%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014 đạt 98,72%, năm học 2014-2015 đạt 94,10%. Số học sinh nhập học phổ thông đạt 1.547 người/1 vạn dân. Các trường công lập giữ vai trò nồng cốt trong việc hoàn thành và duy trì được hàng năm kết quả phổ cập giáo dục; toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cấp độ 1 năm 2002, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cấp độ 2 năm 2015. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tạo nhiều cơ hội học tập đa dạng. Việc huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục thông qua chủ trương xã hội hóa đã đạt một số tiến bộ. Một số trường dân lập, tư thục đã được thành lập và hoạt động hiệu quả, đặc biệt ở cấp học mầm non có 11 trường mầm non ngoài công lập với 2.672 học sinh.

Bên cạnh hệ thống giáo dục phổ thông, Thái Nguyên còn được biết đến là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 của cả nước, chỉ sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh còn có 12 trường trung học chuyên nghiệp (5 trường công lập, 7 trường ngoài công lập) với quy mô đào tạo 21.890 học sinh; 12 trường Cao đẳng công lập với 11.820 sinh viên, 9 trường Đại học với 61.157 sinh viên…Qua đó, hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được hoàn thiện với các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, với nhiều loại hình, phương thức giáo dục.. tạo nhiều cơ hội học tập đa dạng cho nhân dân.

3.2.3.3. Về y tế

Tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện đầu tư và phát triển hệ thống y tế. Qui mô và năng lực cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn tỉnh hiện có 560 cơ sở khám, chữa bệnh với 5.275 giường bệnh, bao gồm: 24 bệnh viện đa khoa (trong đó có 1 bệnh viện đa khoa trung ương), 5 phòng khám đa khoa khu vực, 180 trạm y tế xã, phường (đạt 100% số xã, phường có trạm y tế) và 351 cơ sở y tế khác. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển tại các xã, phường (hoặc liên phường) và có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia với đủ bác sĩ, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi công tác tại trạm y tế; mạng lưới y tế thôn bản như tổ cấp cứu và nhân viên sức khỏe cộng đồng được mở rộng các khu phố, thôn, bản.

Người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng dễ dàng hơn. Các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh được quan tâm đầu tư có đủ phương tiện, thiết bị khám chữa bệnh, đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính, không để bệnh nhân ngồi chờ lâu và nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Thực hiện chế độ khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người dân tộc, người nghèo, cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi với số tiền miễn phí hàng tỷ đồng mỗi năm. Chất lượng, số lượng cán bộ y tế, đặc biệt là bác sỹ, điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh được chú trọng, đến nay tỉnh đã đạt 13 bác sỹ/10.000 dân, 90% số Trạm y tế có Bác sỹ…

Hoạt động các chương trình y tế quốc gia hằng năm đạt kế hoạch trên giao. Ngoài công tác khám chữa bệnh ra, các bệnh viện, trung tâm y tế các cấp đã triển khai thực hiện các chương trình y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm như lao, phong, sốt xuất huyết, sốt rét…đã được khống chế và giảm rõ rệt qua từng năm. Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được nâng cao nhờ triển khai tại chỗ các khâu xét nghiệm ban đầu như: siêu âm, điện tim. Số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đủ mũi đạt chỉ tiêu giao, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được thường xuyên quan tâm với nhiều biện pháp phục hồi và giảm từ 1-2% mỗi năm; công tác chăm sóc sức khỏe người mẹ về kế hoạch hóa gia đình, về nuôi dạy trẻ..có nhiều tiến bộ.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của Tỉnh Thái Nguyên

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Dân số nghìn người 1.139,44 1.149,08 1.155,99 1.173,24 1.238,79 1.246,58 2 Số bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân người 10,8 10,7 10,9 11,9 12,0 13,0 3 Số giường bệnh bình

quân trên 1 vạn dân giường 38,0 39,4 42,1 43,2 42,6 45,0

4 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường có bác sỹ % 87,3 97,8 86,7 90,1 88,4 87,8 5 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường có nữ hộ sinh % 85,5 85,6 91,7 91,7 97,2 96,7 6 Số ca mắc các bệnh dịch ca 7.592 3.866 4.127 3.895 7.486 7.829 7 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc -xin

% 98,3 98,7 91,1 96,5 97,8 98,0

8 Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng

lượng dưới 2500 gram % 8,9 3,2 6,1 4,5 4,1 5,5

9 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi

bị suy dinh dưỡng % 17,3 16,7 15,9 13,8 13,5 13,0

10 Số ca tử vong mẹ sau

sinh ca 3 4 3 4 1 1

11 Tỷ suất chết của người

mẹ ‰ 0,17 0,16 0,14 0,22 0,05 0,05 12 Tỷ lệ bà mẹ, trẻ sơ sinh được cán bộ y tế chăm sóc sau sinh % 99,0 99,5 95,0 82,4 85,0 92,8

13 Tỷ suất sinh thô ‰ 17,2 18,0 17,1 20,0 19,0 15,5

14 Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên % 1,07 1,10 0,99 1,37 1,07 0,82

3.2.3.4. Về mức sống người dân,công tác giảm nghèo và an sinh xã hội

Tăng trưởng kinh tế là tốt cho người nghèo. Thật vậy, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao đã tạo điều kiện về vật chất giúp tăng thu nhập và mức sống cho người dân, qua đó giúp cho công tác giảm nghèo tại tỉnh Thái Nguyên đạt nhiều kết quả tiến bộ.

Trong giai đoạn 2011-2015, theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/1/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo

áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu

nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (dưới 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Bảng 3.2. Thu nhập bình quân và chênh lệch giữa các nhóm thu nhập của Tỉnh Thái Nguyên

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016

1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế

nghìn

đồng 1.149,4 1.747,1 2.238,5 3.022,7 * Phân theo thành thị, nông thôn

- Khu vực thành thị nghìn

đồng 1.761,3 2.510,5 3.235,3 4.149,4

- Khu vực nông thôn nghìn

đồng 911,8 1.441,0 1.848,8 2.434,2 * Phân theo các nhóm thu nhập

- Nhóm 1 - Nhóm thấp nhất nghìn đồng 357,9 499,4 637,0 896,2 - Nhóm 2 nghìn đồng 572,3 944,7 1.185,0 1.681,8 - Nhóm 3 nghìn đồng 841,8 1.398,4 1.829,0 2.367,8 - Nhóm 4 1.303,2 2.017,3 2.626,0 3.266,7 - Nhóm 5 - Nhóm cao nhất nghìn đồng 2.682,7 3.865,2 4.937,0 6.936,8 2 Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao

nhất với nhóm thu nhập thấp nhất lần 7,50 7,74 7,75 7,74

Theo kết quả điều tra mức sống dân cư định kỳ 2 năm 1 lần, thu nhập bình quân đầu người một tháng tăng liên tiếp qua các năm ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn, trong khi đó, sự chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất tăng không đáng kể.

Số liệu điều tra thu nhập thể hiện sự bất bình đẳng qua đường cong Lorenz và hệ số GINI như sau:

Hình 3.1. Đường cong Lorenz tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và 2014 Bảng 3.3. Hệ số GINI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2016

Năm 2010 2012 2014 2016

Hệ số GINI 0,34 0,30 0,29 0,32

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Từ đồ thị đường cong Lorenz và bảng hệ số GINI giai đoạn 2010-2016 có thể thấy các chính sách quản lý nhà nước của tỉnh Thái Nguyên đã tác động tốt đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội giai đoạn 2011- 2015, nhất là trong việc hạn chế bất bình đẳng về thu nhập. Đầu giai đoạn này (cuối năm 2010), hệ số GINI là 0,34. Đến cuối năm 2014, hệ số GINI giảm xuống còn 0,29. Điều này thể hiện phân phối thu nhập giữa các nhớm dân cư đã bớt chênh lệch hơn hay bình đẳng hơn về thu nhập. Mặc dù vậy, đến cuối năm 2016 hệ số GINI tăng lên 0,32; gần bằng giá trị của năm 2010, cho thấy những thách thức mới trong

việc quản lý nhà nước kết hợp tăng trưởng kinh tế với vấn đề thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của các nhóm dân cư mà nếu không điều chỉnh sẽ dẫn đến bất bình đẳng lớn hơn trong thu nhập.

Tính đến 31/12/2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, số hộ nghèo trên toàn tỉnh là 22.123 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 7,06%, so với đầu giai đoạn (cuối năm 2010) là 58.791 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 20,57% số hộ. Như vậy, chỉ trong 5 năm, bằng nhiều hình thức trợ giúp cụ thể và thiết thực như: giải quyết việc làm cho hơn 113 nghìn lao động, chuyển giao kỹ thuật - công nghệ, hướng dẫn và hỗ trợ các mô hình làm kinh tế và các phương thức sản xuất cũng như cho các hộ văn vốn sản xuất - kinh doanh; công tác giảm nghèo tại tỉnh Thái Nguyên có thể coi là thành công vượt bậc.

Không chỉ quan tâm tới mức sống, toàn tỉnh đã có các hoạt động thiết thức nhằm đảm bảo an sinh xã hội như: cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, khám chữa bệnh miễn phí, miễn giảm học phí, cấp học bổng, cho vay ưu đãi đối với học sinh - sinh viên con hộ nghèo, trẻ em mồ côi, tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn, hộ dân tộc, vận động xây dựng và sữa chữa cho trên 1000 căn nhà tình thương,nhà tình nghĩa…, qua đó đã góp phần giúp hàng ngàn hộ thoát nghèo.

Từ năm 2016, áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 với quy định chuẩn nghèo ở nông thôn với hộ gia đình có thu nhập dưới 700.000 đồng/người/tháng, ở thành thị là 900.000 đồng/người/tháng. Đồng thời chuẩn nghèo đa chiều còn tính toán đến mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Theo chuẩn nghèo mới này, tính đến cuối năm 2015, số hộ nghèo trên toàn tỉnh là 42.080 hộ chiếm tỷ lệ 13,4% số hộ. Công tác giảm nghèo giai đoạn mới đặt ra nhiều thách thức và khó khăn, tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% mỗi năm, đồng thời giảm đến mức tối đa số hộ tái nghèo.

An sinh xã hội được quan tâm. Tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt các chính

sách ưu đãi người có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang…nhất là trong các dịp Lễ, Tết (trợ cấp ưu đãi một lần). Tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội,

bảo hiểm xã hội…đảm bảo chi trả kịp thời, đúng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, tạo lòng tin đối với cán bộ và nhân dân. Ngoài ra, Tỉnh đã tích cực thực hiện công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện phục hồi cho các đối tượng xã hội.

3.2.3.5. Về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa

Tỉnh Thái Nguyên đã kết hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)