Về văn hoá xã hộ i giáo dục y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Về văn hoá xã hộ i giáo dục y tế

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (%); - Số lao động được giải quyết việc làm (người); - Tỷ lệ hộ nghèo (%);

- Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh (%) - Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa mới (%);

- Tỷ lệ xã, thị trấn hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; tiểu học đúng độ tuổi (%).

- Tỷ lệ xã, thị trấn hoàn thành chuẩn quốc gia về y tế (%)

* Chỉ số nghèo khổ

Chỉ số nghèo khổ là tỉ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu với tổng số dân.

Tình trạng nghèo khổ không chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển, mà còn tương đối phổ biến ở các nước phát triển. Vì vậy, sự nghèo khổ không chỉ là hậu quả của mức thu nhập thấp mà còn là hệ quả của cả sự phân phối thu nhập không công bằng trong xã hội.

Để xác định mức nghèo khổ, người ta phải đưa ra chuẩn nghèo. Hiện nay, WB đưa ra chuẩn nghèo là 1,25 USD/người/ngày (theo sức mua tương đương - PPP) đối với các nước. Theo số liệu của WB thì năm 2012 trên toàn thế giới có 902 triệu người (tương ứng với 12,8% dân số thế giới) thu nhập dưới 1,25 USD/người/ngày (PPP). Ước tính năm 2015, số người này giảm còn 700 triệu người (tức 9,5% dân số thế giới) [53].

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/1/2011về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai

đoạn 2011 – 2015 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ

400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (dưới 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Với chuẩn này, tính đến hết năm 2015, Việt Nam có khoảng hơn 1,05 triệu hộ nghèo, chiếm 4,45% tổng số hộ dân cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Đến ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; trong đó quy định chuẩn nghèo ở nông thôn với hộ gia đình có thu nhập dưới 700.000 đồng/người/tháng, ở thành thị là 900.000 đồng/người/tháng. Đồng thời chuẩn nghèo đa chiều còn tính toán đến mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.Áp dụng chuẩn nghèo mới này, số hộ nghèo của Việt Nam đến hết năm 2015 là gần 2,34 triệu hộ, chiếm tỷ lệ 9,88% số hộ trên cả nước.

* Chỉ số phát triển con người

Ba phương diện cơ bản này được đo bằng:

+ Chỉ số tuổi thọ (LI - Life Expectancy Index): tính từ lúc sinh

LI =

Tuoithotrungbinh- 25 85 - 25

(Trong đó, 25 là tuổi thọ trung bình của quốc gia được xếp hạng thấp nhất trên thế giới; và 85 là tuổi thọ trung bình của quốc gia được xếp hạng cao nhất trên thế giới).

+ Chỉ số giáo dục (EI -Education Index): sự biết đọc biết viết ở người lớn và tổng tỷ lệ đi học tiểu học, trung học và đại học:

EI =

2Pe + Pa

3

Trong đó, (Pe) là tỷ lệ người lớn biết chữ và (Pa) là tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục.

+ Chỉ số thu nhập (YI - Income Index): tổng sản phẩm trong nước bình

quân đầu người (tính bằng USD theo ngang giá sức mua - PPP)

YI =

Y - Ymin

Ymax - Ymin

Trong đó, Y: GDP/người của quốc gia được đánh giá (tính theo PPP). Ymin : GDP/người của quốc gia được xếp hạng thấp nhất trên thế giới. Ymax: GDP/người của quốc gia được xếp hạng cao nhất trên thế giới. Như vậy:

HDI =

LI + EI + YI

3

Mọi quốc gia trong HDI được xếp vào một trong ba nhóm: + Phát triển con người thấp : HDI dưới 0,500

+ Phát triển con người trung bình : HDI từ 0,500-0,799 + Phát triển con người cao : HDI từ 0,800 trở lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)