6. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Về kinh tế
Các nguồn lực kinh tế bao gồm: Tài sản: Vốn (tư bản); Tài nguyên thiên nhiên; Khoa học - công nghệ; Tài nguyên con người
Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng.
Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
-Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc dân thuần túy (NNP).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
- Quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)
- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (tỷ đồng); - Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân (theo giá so sánh) (%);
- Thu nhập bình quân đầu người (VND): Chỉ số thu nhập bình quân/ đầu người phản ánh mức sống và thu nhập của dân cư, được tính bằng GNP, GDP thực tế chia cho tổng số dân của một quốc gia.
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh (%).
Vận dụng chỉ tiêu ICOR xác định nhu cầu vốn và mục tiêu tăng trưởng
Vì vốn đầu tư (I) có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế (g) và mức tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư.
Ta có: g =
Y Y
, (trong đó Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - ở đây lấy chỉ tiêu GDP), nếu gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong GDP là: s =
Y S
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S = I). Mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất (I = K)
Từ công thức hệ số ICOR ta có: Y I Y K k Vì Y I : Y I Y .I Y .I Y Y g hay g = k s
Từ quan hệ trên ta, có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau:
Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra