Các thước đo đánh giá sự bất bìnhđẳng và công bằng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Các thước đo đánh giá sự bất bìnhđẳng và công bằng xã hội

- Chỉ số phát triển con người (HDI)

- Thước đo bình đẳng về phân phối thu nhập

+ Đường cong Lorenz: là một loại đồ thị được phát triển từ năm 1905 bởi

Max Otto Lorenz (1880 - 1962), nhà thống kê người Mỹ. Trên đồ thị này ta thấy: tỷ

trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung. Đường chéo 45° gọi là đường bình đẳng tuyệt đối (vì mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình đúng bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập).

Hình 2.1: Đường cong Lorenz

(Nguồn:Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Tổng cục Thống kê)

Khoảng cách giữa đường chéo 45và đường cong Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao, nghĩa là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi.

+ Hệ số Gini:

Được phát triển bởi Corrado Gini (1884-1965), nhà thống kê học người Ý. Hệ số Gini là một hệ số được tính từ đường cong Lorenz dùng để chỉ ra mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo công thức sau:

G = 1+ 1

- 2

(y1+2y2+3y3+…+nyn) N n2ybq

Trong đó:

+) y1, y2, … yn : Thu nhập của từng nhóm hộ theo thứ tự giảm dần +) ybq : Thu nhập bình quân của nhóm hộ

+) n: Tổng số nhóm hộ

Biểu thị bằng hình học, hệ số Gini được tính như sau:

Diện tích phần nằm giữa đường cong Lorenz với đường chéo 45 (A) G =

Tổng diện tích nằm dưới đường chéo 45 (A+B) + Cơ cấu thu nhập tính theo nhóm

2.3.4. Về hoạt động quản lý nhà nước

- Nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

• Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

• Tạo việc làm nhanh và đào tạo nghề cho người lao động

• Tiếp cận rộng rãi đối với tài sản có năng suất và vốn con người

• Cung cấp hàng hóa công làm tăng năng suất của tài sản do người nghèo kiểm soát

• Cải cách thể chế - Các tiêu chí đo lường:

+ Số lượng các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước ban hành chiến lược, kế hoạch, quy định, hướng dẫn thực hiện kết hợp tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội.

+ Số cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Chương 3

THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Về vị trí địa lý, tài nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm KT - XH lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác [12].

3.1.2. Về xã hội

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội và cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.

Về Y tế, mạng lưới y tế cơ bản được kiện toàn với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn; công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân được chăm lo chu đáo. Về giáo dục-đào tạo, hệ thống trường, lớp và trang

thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư đồng bộ tạo nhiều cơ hội học tập thuận lợi cho nhân dân; công tác khuyến học khuyến tài được quan tâm. Về hoạt động văn hóa, thể thao của tỉnh Thái Nguyên đạt nhiều thành tích, tỷ lệ gia đình văn hóa là trên 90%; Trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng phát triển rộng khắp các phường, xã.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội ở Thái Nguyên được đầu tư, nâng cấp khang trang và hiện đại; tệ nạn xã hội được ngăn chặn và đẩy lùi; công tác cải cách hành chính bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, công tác chính sách xã hội và đền ơn đáp nghĩa được quan tâm.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số tồn tại và thách thức về mặt xã hội như chưa đáp ứng kịp yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; chất lượng giáo dục còn bất cập; kết quả công tác xóa đói - giảm nghèo chưa được vững chắc [12].

3.1.3. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của tỉnh Thái Nguyên

 Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011- 2015 đạt 13,6%

 GRDP/người năm 2015 là 2.100 USD, tăng gấp 2,15 lần so với năm 2010 (974 USD).

 Cơ cấu ngành trong GRDP: CN-XD 45,7%; DV 37,4% và NN16,9%.  Cơ cấu lao động theo ngành năm 2015: CN-XD27,2%; DV 21,8% và NN51%.

 Vốn đầu tư phát triển/GRDP giai đoạn2011-2015 đạt 60%/năm.  Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 49.555,1 tỷ đồng.

 Số trường (mầm non, tiểu học, THCS, THPT và GDTX) đạt chuẩn quốc gia là 480/669, tỉ lệ 71,75%. Số học sinh nhập học phổ thông (tiểu học, THCS và THPT) là 191.626 em, đạt 1.547 học sinh phổ thông/1 vạn dân.

 Số trạm y tế phường, xã đạt chuẩn quốc gia là 180/180, đạt tỉ lệ100%.  Đến cuối năm 2015, số hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015là22.123 hộ, tỉ lệ 7,06%; theo chuẩn nghèo tiếp cân đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 là 42.080 hộ (tỷ lệ 13,40%).

Về hạ tầng cơ sở: 99,89% dân số sử dụng điện lưới quốc gia, 85,2% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% xã, phường có đường giao thông đến UBND xã, chợ, trạm y tế, trường tiểu học, trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng [12].

3.2. Quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Các hoạt động quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên

Kể từ cuối năm 2011 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 399 văn bản pháp quy và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 199 văn bản pháp quy về để xây dựng chính sách và lập các kế hoạch, chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội và thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh.

Xây dựng chính sách phát triển và thực hiện công bằng xã hội dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Quyết định 260/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định định hướng thực hiện mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Thái Nguyên như sau:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.

Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài, phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh, hình thành các sản phẩm mũi nhọn và vùng động lực tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, củng cố và nâng cao vị thế của Tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước.

Đồng thời, phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển.

Quan tâm hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển toàn diện; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc trong Tỉnh.

Trong Quyết định 1845/QĐ-UBND ngày 29/06/2017 về việc ban hành chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2020 đã định hướng:

Xác định tăng trưởng kinh tế bền vững là điều kiện chủ yếu và là nhân tố quan trọng để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn, thu hẹp chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, tạo nguồn lực để tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện sống, giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm nghèo, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo thêm nhiều nguồn lực để giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận được các cơ hội cải thiện cuộc sống, nỗ lực vươn lên tự thoát nghèo.

Việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững được lồng ghép với xây dựng nông thôn mới và các nguồn lực khác; kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư; phải trợ giúp hữu hiệu cho người nghèo về tri thức (trình độ học vấn, đào tạo tay nghề), giúp họ tiếp cận được các nguồn lực phát triển (vốn, kỹ thuật, thông tin, thị trường…); động viên người nghèo, hộ nghèo tăng cường phát huy nội lực, chủ động, nỗ lực, có niềm tin, có ý thức tiết kiệm và ý chí tự vươn lên thoát nghèo.

Lập kế hoạch, đề án, chương trình phát triển địa phương để thực hiện thực tế mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại địa phương

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê duyệt và ra Nghị quyết số 34/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 Về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Để thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn này, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng 5 chương trình hành động, 16 đề án về các lĩnh vực trọng tâm và 45 dự án, quy hoạch và công trình trọng điểm của tỉnh. Riêng năm 2016,

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản phân công chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, xây dựng tám chương trình, 16 đề án, 20 dự án công trình trọng điểm.

Để tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, UBND tỉnh quy định quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội như sau:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. UBND các huyện, thành phố, thị xã thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.

- Sau khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, địa phương tổ chức lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét và hoàn chỉnh kế hoạch gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm để kịp thời báo cáo Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trung ương.

Tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án, chương trình phát triển địa phương song song với thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh

Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các Sở, ban, ngành đã ban hành 279 văn bảnNghị quyết và Chỉ thị về chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toàn ngân sách trung hạn và hằng năm, các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai cụ thể, chi tiết đến Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng như từng thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện. Quá trình thực hiện kế hoạch, đề án,

chương trình đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật của nhà nước cũng như các chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các kế hoạch, đề án, chương trình phát triển địa phương song song với thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh

Việc đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện hàng năm và sau 5 năm 2011-2015, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các Nghị quyết của HĐND - UBND các cấp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và kế hoạch hàng năm;

Việc tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 được thực hiện dựa trên sự huy động, phát huy được sự phối hợp của cả bộ máy chính quyền, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các hiệp hội và cộng đồng dân cư, các chuyên gia;

Trong 5 năm 2011-2015, đã có 372 cuộc thanh tra, giám sát của 36 đoàn thanh tra được tiến hành trên toàn tỉnh. Ngoài ra, việc thanh tra, giám sát từng dự án còn được tiến hành thường xuyên thông qua hoạt động của ban giám sát cộng đồng do nhân dân trực tiếp tham gia.

Nội dung đánh giá cơ bản:

Đánh giá tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, HĐND - UBND các cấp về kế hoạch 5 năm 2011-2015; đánh giá làm rõ các kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu và định hướng đã đề ra; những khó khăn vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)