6. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Luận văn tập hợp chọn lọc và sử dụng hệ thống số liệu “thứ cấp” đã được xử lý của các cơ quan thống kê từ TW và địa phương. Đồng thời, hệ thống hóa, phân loại theo các tiêu chí để phân tích đánh giá hiện tượng thực đối tượng nghiên cứu và đúc kết thành những nội dung cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đãđược lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự
Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của các yếu tố, chỉ tiêu kinh tế xã hội. Qua đó xác định được kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, dựa vào đó mà ta chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục hạn chế.
2.2.3.3. Phương pháp đồ thị
Sử dụng đồ thị phản ánh quy mô và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.3.4. Phương pháp tổng hợp
Dựa trên kết quả của việc hệ thống hóa các dữ liệu thống kê luận văn phân tích theo từng góc độ, có sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để tổng hợp
Tiến hành thống kê toàn bộ số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài dưới dạng biểu mẫu, danh sách… giúp cho việc thu thập thuận lợi theo từng nội dung, chỉ tiêu phân tích.
Trên cơ sở các số liệu thu thập được phân tích và xử lý số liệu đòi hỏi chính xác; phân tích sự tương quan giữa các yếu tố; từ đó đánh giá, so sánh để rút ra những kết luận về các vấn đề nghiên cứu đặt ra, làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp được hướng tới.