6. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Các hoạt động quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế vớ
công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên
Kể từ cuối năm 2011 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 399 văn bản pháp quy và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 199 văn bản pháp quy về để xây dựng chính sách và lập các kế hoạch, chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội và thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh.
Xây dựng chính sách phát triển và thực hiện công bằng xã hội dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Quyết định 260/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định định hướng thực hiện mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Thái Nguyên như sau:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.
Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài, phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh, hình thành các sản phẩm mũi nhọn và vùng động lực tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, củng cố và nâng cao vị thế của Tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước.
Đồng thời, phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển.
Quan tâm hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển toàn diện; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc trong Tỉnh.
Trong Quyết định 1845/QĐ-UBND ngày 29/06/2017 về việc ban hành chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2020 đã định hướng:
Xác định tăng trưởng kinh tế bền vững là điều kiện chủ yếu và là nhân tố quan trọng để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn, thu hẹp chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, tạo nguồn lực để tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện sống, giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm nghèo, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo thêm nhiều nguồn lực để giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận được các cơ hội cải thiện cuộc sống, nỗ lực vươn lên tự thoát nghèo.
Việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững được lồng ghép với xây dựng nông thôn mới và các nguồn lực khác; kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư; phải trợ giúp hữu hiệu cho người nghèo về tri thức (trình độ học vấn, đào tạo tay nghề), giúp họ tiếp cận được các nguồn lực phát triển (vốn, kỹ thuật, thông tin, thị trường…); động viên người nghèo, hộ nghèo tăng cường phát huy nội lực, chủ động, nỗ lực, có niềm tin, có ý thức tiết kiệm và ý chí tự vươn lên thoát nghèo.
Lập kế hoạch, đề án, chương trình phát triển địa phương để thực hiện thực tế mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại địa phương
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê duyệt và ra Nghị quyết số 34/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 Về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Để thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn này, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng 5 chương trình hành động, 16 đề án về các lĩnh vực trọng tâm và 45 dự án, quy hoạch và công trình trọng điểm của tỉnh. Riêng năm 2016,
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản phân công chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, xây dựng tám chương trình, 16 đề án, 20 dự án công trình trọng điểm.
Để tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, UBND tỉnh quy định quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội như sau:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. UBND các huyện, thành phố, thị xã thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.
- Sau khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, địa phương tổ chức lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét và hoàn chỉnh kế hoạch gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm để kịp thời báo cáo Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trung ương.
Tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án, chương trình phát triển địa phương song song với thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh
Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các Sở, ban, ngành đã ban hành 279 văn bảnNghị quyết và Chỉ thị về chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toàn ngân sách trung hạn và hằng năm, các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai cụ thể, chi tiết đến Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng như từng thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện. Quá trình thực hiện kế hoạch, đề án,
chương trình đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật của nhà nước cũng như các chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các kế hoạch, đề án, chương trình phát triển địa phương song song với thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh
Việc đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện hàng năm và sau 5 năm 2011-2015, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các Nghị quyết của HĐND - UBND các cấp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và kế hoạch hàng năm;
Việc tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 được thực hiện dựa trên sự huy động, phát huy được sự phối hợp của cả bộ máy chính quyền, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các hiệp hội và cộng đồng dân cư, các chuyên gia;
Trong 5 năm 2011-2015, đã có 372 cuộc thanh tra, giám sát của 36 đoàn thanh tra được tiến hành trên toàn tỉnh. Ngoài ra, việc thanh tra, giám sát từng dự án còn được tiến hành thường xuyên thông qua hoạt động của ban giám sát cộng đồng do nhân dân trực tiếp tham gia.
Nội dung đánh giá cơ bản:
Đánh giá tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, HĐND - UBND các cấp về kế hoạch 5 năm 2011-2015; đánh giá làm rõ các kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu và định hướng đã đề ra; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện;
Đánh giá các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách lớn; những kết quả thành tựu về tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu các ngành và lĩnh vực; cơ cấu nội bộ từng ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu vùng kinh tế) gắn liền với tái cơ cấu doanh nghiệp; đầu tư công và hệ thống tín dụng;
Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư phát triển do tác động trực tiếp từ việc hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đánh giá tác động từ việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương;
Đánh giá những kết quả về phát triển và đổi mới giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, y tế, thông tin, văn hóa, thể dục thể thao, phát triển thanh niên, chăm sóc người có công, bình đẳng giới; thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo; quản lý tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Đánh giá về hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện các chủ trương chính sách, các nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.