Giai đoạn từ năm 1992 trở về trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 28 - 31)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1992 trở về trước

Từ những năm đầu của thế kỷ thứ 20, các kiểm toán viên đã dần quan tâm đến KSNB khi họ nhận thức được rằng không cần thiết phải kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra dựa vào hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, vào thời điểm này khái niệm KSNB chỉ được nhắc đến như là một công cụ bảo vệ tiền khỏi sự biển thủ của nhân viên.

Năm 1936, trong một công bố của Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA-American Institute of Certified Public Accountants), khái niệm này đã được mở rộng: Kiểm soát nội bộ là “các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách”.

Những năm sau đó, việc nghiên cứu và đánh giá về kiểm soát nội bộ ngày càng được chú trọng với nhiều công trình nghiên cứu như.

+ Năm 1949, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA) công bố công trình nghiên cứu với tiêu đề “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm

quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”.

Trong báo cáo này AICPA đã định nghĩa KSNB là “cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.

+ Năm 1958, ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP-Committee on Auditing Procedure) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP- Statement on Auditing Procedure) về “Phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên độc lập”, trong đó lần đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và kiểm soát nội bộ về kế toán.

33) nhằm làm rõ khái niệm về kiểm soát kiểm toán và kiểm soát quản lý.

+ Năm 1972, CAP tiếp tục ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 54 (SAP 54) “Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ”, trong đó đưa ra bốn thủ tục kiểm soát kế toán, đó là đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê duyệt, ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm kê. + Năm 1973, AICPA ban hành chuẩn mực kiểm toán 1 (SAS Statement on Auditing Standard) xét duyệt lại SAP 54 và đưa ra các định nghĩa về kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán. Các định nghĩa phần nào đã khẳng định sự quan tâm của nghề nghiệp kiểm toán đối với các bộ phận cấu thành KSNB.

+ Đặc biệt vào năm 1977, khái niệm KSNB xuất hiện trong một văn bản luật – Luật về chống hối lộ nước ngoài, trong đó nhấn mạnh vai trò của KSNB nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp. Luật này ra đời xuất phát từ việc ngày càng có nhiều vụ gian lận gây tổn thất cho nền kinh tế, đáng kể là vụ tai tiếng chính trị Watergate. Theo đó, Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ (SEC) đưa ra bắt buộc đòi hỏi các công ty phải báo cáo về KSNB đối với công tác kế toán ở đơn vị mình cho công chúng. Yêu cầu này gây ra làn sóng phản đối đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn đánh giá tính hữu hiệu của KSNB. Vì thế, ủy ban COSO thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận trên báo cáo tài chính được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của năm tổ chức nghề nghiệp.

+ Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA)

+ Hiệp hội Kế toán Hoa kỳ (AAA-American Accounting Association) + Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI-Financial Executies Institute)

+ Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA-Institute of Management Accountants) Năm 1992, COSO đã phát hành báo cáo, báo cáo COSO năm 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. COSO đã định nghĩa đầy đủ kiểm soát nội bộ và dùng từ KSNB thay vì KSNB kế toán. Báo cáo COSO năm 1992 đưa ra năm bộ phận của KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.

-> Báo cáo COSO năm 1992 tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập được cơ sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB.

- Trong lĩnh vực công KSNB rất được xem trọng, nó là một đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước ngày nay đã được biết đến và công nhận trên toàn thế giới, sự phát triển này kéo theo việc thừa nhận về tầm quan trọng của cơ quan kiểm toán tối cao (SAI), đó là vai trò kiểm toán các tài khoản và hoạt động của chính phủ, thúc đẩy việc lành mạnh hóa trong quá trình quản lý tài chính và nâng cao chất lượng giải trình của chính phủ ở từng quốc gia.

+ Một số quốc gia như Mỹ, Canada có những công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 có đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức sự nghiệp. GAO đưa ra năm yếu tố về KSNB bao gồm các quy định về Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. “Về kiểm toán Nhà nước do tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành gồm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kế toán”. + Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI), INTOSAI đã góp phần rất quan trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình: Năm 1992 , INTOSAI đã ban hành hướng dẫn về KSNB áp dụng cho khu vực công. Tài liệu này được tích hợp các lý luận chung về KSNB của báo cáo COSO và những điểm đặc thù của khu vực công. Hướng dẫn này được cập nhật vào năm 2001 và công bố vào năm 2004. Năm 2013 INTOSAI tiếp tục cập nhật và công bố áp dụng vào năm 2014.

- Tháng 7 năm 1996, kiểm toán Nhà nước Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức INTOSAI. Đến năm 1997 Việt Nam tham gia tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI). ASOSAI đã tổ chức 13 đại hội, đại hội 14 Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức tại Hà Nội vào năm 2018 và Việt Nam sẽ là thành viên đương nhiên trong ban điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2015-2018, đồng thời sẽ là nước Chủ tịch của ASOSAI nhiệm kỳ 2018- 2021.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)