Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 37 - 39)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

2.3.2. Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những sự kiện tạo lên rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị, qua đó xác định các biện pháp thích hợp để đối phó với rủi ro.

Các trường Đại học công lập về mặt bản chất chính là các đơn vị sự nghiệp có thu và trong quá trình hoạt động chắc chắn không tránh khỏi những rủi ro. Việc phân tích đánh giá rủi ro sẽ không giúp các trường tránh được toàn bộ rủi ro mà chỉ giúp thu hẹp các rủi ro trong giới hạn ở mức chấp nhận được

Quá trình này có thể bao gồm các bước:

* Nhận dạng rủi ro

- Hoạt động của một đơn vị có thể gặp rủi ro do sự xuất hiện những nhân tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong như sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, năng lực CBVC thấp, thiếu sự giám sát của các cấp lãnh đạo, … Các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi về chính sách, pháp luật, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự thay đổi về thị hiếu của người học, … Nhận diện rủi ro là việc nhận thức về thời điểm, mức độ một sự kiện hay hoạt động sẽ xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến đơn vị. Một khi đơn vị nhận diện được các yếu tố rủi ro trong hoạt động của mình thì nguy cơ không đạt được mục tiêu giảm đi đáng kể. Do đó, nhận dạng rủi ro phải được thực hiện liên tục, lặp đi lặp lại để tránh thiệt hại do những tác động từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.

- Những thay đổi trong quy chế của tổ chức và môi trường hoạt động của trường hay sự thay đổi nhân sự trong Ban Giám hiệu, và quản lý của các bộ phận trong trường.

- Sự phát triển nhanh chóng của các trường về quy mô đào tạo, tăng số lượng chuyên ngành đào tạo

- Sự sắp xếp lại tổ chức của các đơn vị phục vụ hỗ trợ đào tạo và sắp xếp lại chuyên ngành đào tạo mở rộng hoặc xóa bỏ chuyên ngành đào tạo.

* Đánh giá rủi ro

- Đánh giá rủi ro là việc xác định những ảnh hưởng có thể có của một sự kiện hay một hoạt động đối với hoạt động của đơn vị. Trên thực tế không thể loại bỏ hết tất cả rủi ro mà chỉ giới hạn rủi ro xảy ra ở mức độ chấp nhận được. Để làm được điều này, cấp quản lý trước hết cần đánh giá:

+ Mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của đơn vị,

Nếu rủi ro ảnh hưởng không đáng kể đến đơn vị và ít có khả năng xảy ra thì không cần phải quan tâm nhiều. Ngược lại, một rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu với khả năng xảy ra cao hơn thì đơn vị cần tập trung chú ý. Những tình huống nằm giữa hai thái cực này thường gây kho khăn cho việc đánh giá. Do vậy, đơn vị cần phân tích hợp lý và cẩn thận. Đơn vị có thể sử dụng phương pháp định tính, định lượng hoặc kết hợp cả hai để đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra.

Các trường Đại học công lập ở Việt Nam đều không xây dựng riêng một bộ phận trong cơ cấu tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh giá rủi ro. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả tài chính của trường cũng như ảnh hưởng đến những giá trị không lượng hóa được thành tiền nhưng lại là những giá trị quan trọng như danh tiếng và uy tín của nhà trường, đánh giá của xã hội đến các sản phẩm của trường.

* Đối phó rủi ro

- Một khi đã đánh giá tầm quan trọng và khả năng xảy ra rủi ro, cấp quản lý cần đưa ra các biện pháp thích hợp để đối phó với rủi ro, điều này bao gồm việc xem xét những giả định về rủi ro và sự phân tích hợp lý về những chi phí phải bỏ ra để giảm rủi ro. Thông thường có bốn biện pháp đối phó với rủi ro đó là:

+ Tránh né rủi ro; + Giảm thiểu rủi ro; + Chia sẻ rủi ro; + Chấp nhận rủi ro.

Tuy nhiên dù lựa chọn biện pháp nào thì nhà quản lý cũng cần cân nhắc giữa chi phí phải bỏ ra để đối phó rủi ro với lợi ích mà nó mang lại.

Thêm vào đó, các điều kiện về kinh tế, chế độ của Nhà nước, công nghệ, luật pháp thay đổi liên tục, làm cho rủi ro cũng thay đổi theo. Do đó việc đánh giá rủi ro nên thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)