Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 56)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

3.3.3. Xây dựng thang đo

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này được dựa vào lý thuyết của INTOSAI và các nghiên cứu trước. Các thang đo này được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm, Có 5 thang đo trong nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 3.5 Thang đo chính thức của nghiên cứu

Ký hiệu Tên nhân tố Mã hóa Các tiêu thức

KSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB1 Phát hiện và và đối phó rủi ro KSNB2 Đạt được các mục tiêu đề ra

KSNB3 CBVC – GV hiểu được trách nhiệm và quyền hạn trong công việc

KSNB4 Ngăn chặn sai phạm của CBVC – GV

MTKS Môi trường kiểm soát

MTKS1 Tính chính trực và các giá trị thuộc về đạo đức

MTKS2 Tư duy quản lý, phong cách điều hành của cấp lãnh đạo

MTKS3 Năng lực của đội ngũ nhân viên trong tổ chức

MTKS4 Cơ cấu tổ chức

MTKS5 Quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận MTKS6 Chính sách nguồn nhân lực

MTKS7 Môi trường kiểm soát bên ngoài

ĐGRR Đánh giá rủi ro

DGRR1 Nhận dạng, phân tích mục tiêu

DGRR2 Có sự tư vấn trực tiếp của các đơn vị liên quan

DGRR3 Đạt được mục tiêu chất lượng DGRR4 Xây dựng cơ chế phù hợp

HDKS Hoạt động kiểm soát

HDKS1 Phân quyền và phê duyệt HDKS2 Phân chia trách nhiệm

HDKS3 Quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ HDKS4 Kiểm soát vật chất

HDKS5 Kiểm soát độc lập và rà soát

TTTT Thông tin truyền thông

TTTT1 Sử dụng thông tin phù hợp TTTT2 Thông tin kịp thời

TTTT3 Truyền thông nội bộ

TTTT4 Truyền thông bên ngoài đơn vị

HDGS Hoạt động giám sát

HDGS1 Có bộ phận chuyên trách

HDGS2 Đánh giá mức độ hoàn thành công việc HDGS3 Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính HDGS4 Sự giám sát của trưởng/phó đơn vị HDGS5 Sự giám sát chéo

Kết luận chương 3

Chương này đã trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu gồm: Cách thức nghiên cứu định tính, cách thức nghiên cứu định lượng, phương pháp chọn mẫu, cách thu thập dữ liệu, thiết kế thang đo, cách thức xây dựng bảng câu hỏi, các bước kiểm định độ tin cậy của thang đo. Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu định tính) được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp, sau đó thu thập ý kiến và chỉnh sửa lại bảng câu hỏi khảo sát.

Chương này cũng trình bày kết quả của nghiên cứu sơ bộ. Kết quả này cho thấy thang đo các khái niệm nghiên cứu là phù hợp. Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng) được thực hiện với mẫu có kích thước n = 182 mẫu.

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Food Industry, viết tắt: HUFI) là một trường đại học công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, có trụ sở chính tại quận Tân Phú, Tp.HCM. Đây là một trong trường đại học đào tạo các ngành về thực phẩm & kỹ thuật và là một trường đại học đa ngành quan trọng của Tp.HCM cũng như cả Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhà trường đã quy tụ được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ, có năng lực chuyên môn, có khả năng sư phạm tốt, đó là nguồn lực tiềm năng để bổ sung vào đội ngũ sư phạm những người giỏi, tâm huyết, yêu nghề và là đội ngũ nòng cốt cho quá trình phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Trường được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, trực thuộc Bộ Công thương, là cơ sở giáo dục đại học công lập theo cơ chế tự chủ tài chính, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Trường hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình xây dựng và phát triển của trường đã trải qua những giai đoạn như sau: Năm 1982 trường được thành lập theo quyết định số 986/CNTP, ngày 09/09/1982 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm với tên gọi: Trường Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.

Năm 1987 Trường được đổi tên thành Trường Trung học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM theo quyết định số 25 CNTP/TCCB ngày 03/05/1987 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm.

Năm 2001 Trường được nâng cấp lên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM theo quyết định số 18/QĐ-BGD&ĐT -TCCB ngày 02/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

phẩm Tp.HCM theo Quyết định số 284/QĐ-TTg, thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM của Thủ tướng Chính phủ.

4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường

Trường đảm bảo đào tạo các nhà kỹ thuật, nhà quản lý để cung cấp nguồn nhân lực phù hợp cho công cuộc CNH, HĐH đất nước; tăng cường hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các trường đại học, Viện nghiên cứu trên thế giới, thỏa mãn ngày càng cao các yêu cầu của thị trường lao động về cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong khối ASEAN và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

4.1.3. Bộ máy tổ chức

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM được tổ chức theo 3 cấp: Trường – Khoa – Bộ môn. Sơ đồ tổ chức hành chính của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM như sau:

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường

4.1.4. Sứ mạng của trường

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM là một trường đào tạo nhiều cấp và đa ngành, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,

phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nhân lực hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.

Sứ mạng này được phổ biến đến mọi thành viên trong nhà trường, được xem là rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và với các nguồn lực của trường.

4.1.5. Thành tích và thành tựu của nhà trường 4.1.5.1. Những thành tích 4.1.5.1. Những thành tích

Với những nỗ lực của nhiều thế hệ CBVC – GV, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM đã từng bước phát triển về mọi mặt, trong những năm qua nhà trường đã dành được những phần thưởng cao quý sau:

Nhà trường chú trọng các điều kiện để phát triển quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho ngành và nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân, đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường đã đề ra nhiều giải pháp tích cực, coi trọng chất lượng đào tạo về lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực thành sát với yêu cầu sử dụng, rèn luyện đạo đức. Ngày 20/05/2017 nhà trường đã công bố Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học, trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục của trung tâm kiểm định chất lượng – Đại học Quốc gia Tp.HCM cấp.

Nhà trường đã đạt được các danh hiệu thi đua

+ Cờ thi đua của Bộ Công Thương (theo Quyết định số 7603/QĐ-BCT ngày 14/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

+ Cờ thi đua của Công đoàn Công Thương Việt Nam (theo Quyết định số 218/QĐ-BCT ngày 10/10/2016 của Công đoàn Công Thương Việt Nam).

+ Cờ truyền thống của Uỷ ban nhân dân Tp.HCM (theo Quyết định số 5837/QĐ-UBND của Chủ tịch Tp.HCM).

Các hình thức khen thưởng

+ Huân chương độc lập hạng nhì năm 2012 (theo Quyết định số 1911/QĐ- CTN ngày 08 tháng 11 năm 2012).

16/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

+ Bằng khen của Công đoàn Công Thương Việt Nam (theo Quyết định số 256/QĐ-BCT ngày 03/10/2013 của Công đoàn Công Thương Việt Nam).

+ Bằng khen của Công đoàn Công Thương Việt Nam (theo Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 03/11/2014 của Công đoàn Công Thương Việt Nam).

+ Bằng khen của Liên đoàn Lao động Tp.HCM (theo Quyết định số 151/TĐKT-LĐLĐ ngày 23/8/2015 của Liên đoàn Lao động Tp.HCM).

4.1.5.2. Những thành tựu Quy mô đào tào bồi dưỡng Quy mô đào tào bồi dưỡng

Nhà trường chú trọng các điều kiện để phát triển quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho ngành và nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Lưu lượng học sinh sinh viên hiện nay khoảng 20.000 và sẽ tiếp tục tăng ở cả 3 hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Về đào tạo liên kết: Liên kết với trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo Thạc sỹ, liên kết với Đài Loan mở lớp chất lượng cao, lên kết với một số địa phương, ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề… quá trình tổ chức đào tạo liên kết đảm bảo đúng quy định, quy trình và quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Công Thương.

Về đào tạo các lớp ngắn hạn: Trường vẫn tổ chức đào tạo các lớp bổ túc nghề, vệ sinh an toàn thực phẩm, thủy sản, tin học, ngoại ngữ và các lớp đào tạo nâng bậc, đào tạo lại cho các cơ quan, xí nghiệp, công ty đóng trên địa bàn như Tổng Công ty Rượu Bia Nước giải khát Sài Gòn, Công ty Vinamilk, Công ty thuốc lá Sài gòn, phòng Giáo dục Đào tạo các Quận, Huyện, đào tạo hệ Trung cấp nghề ngành Hóa Phân tích và Công nghệ Hóa khóa 2 cho dự án sản xuất Alumina của Tập đoàn Than - Khoáng sản cho các tỉnh Tây nguyên … Quá trình tổ chức đào tạo đúng quy chế, đảm bảo chất lượng được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ:

Với nhận thức chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đối với chất lượng đào tạo cũng như sự phát triển bền vững của nhà trường. Do vậy, nhà trường luôn quan tâm, coi trọng việc xây dựng và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên theo hướng hợp lý về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ. Chú trọng bồi dưỡng giáo viên đầu ngành và những cán bộ trẻ có năng lực, đặc biệt chú ý đến nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Nhà trường đã tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, nhà trường cử giáo viên, cán bộ, công nhân viên được đi nước ngoài học tập, khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo của các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc … Từ đó chất lượng giáo viên, cán bộ được nâng cao rõ rệt, phương pháp giảng dạy mới với các trang thiết bị và đồ dùng dạy học tiên tiến đang nhanh chóng thay thế cho phương pháp giảng dạy lạc hậu, thụ động. Trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày càng được nâng lên rõ rệt, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, tổng số CBVC-GV cơ hữu của trường lên đến gần 600 người với 28 đầu mối quản lý chính.

Giáo viên thỉnh giảng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Hiện có gần 200 người cùng tham gia các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường, trong đó nhiều GS, PGS, TSKH, TS, ThS và các kỹ sư, nghệ nhân đầu ngành ở các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp góp phần đa dạng hóa chương trình đào tạo, giáo trình học tập, kỹ năng, kiến thức sát với thực tế hơn.

Công tác biên soạn chương trình, giáo trình và bổ sung thiết bị dạy học:

Đổi mới nội dung, chương trình là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Việc biên soạn chương trình đã trở thành nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm qua nhà trường đã tập trung biên soạn lại toàn bộ chương trình đào tạo các bậc học (trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng liên thông, đại học) theo hướng gắn với nhu cầu

xã hội, hiện đại và liên thông. Trường có hệ thống phòng học lý thuyết và giảng đường với gần 200 phòng, trong đó 100% các phòng được trang bị projector, tivi màn hình lớn để có thể áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến; gần 20 xưởng thực hành với các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo, một số xưởng trang bị thiết bị hiện đại; gần 100 phòng thí nghiệm, 2 hội trường lớn, nhiều phòng chuyên dùng cho tổ chức các ceminar, hội thảo chuyên môn và sinh hoạt sư phạm. Trường có nhiều phòng học và thi online, bắt đầu từ năm học này, để tách người dạy, người ra đề, người tổ chức thi và người thi nhà trường bổ sung thêm hơn 200 máy tính chuyên dùng cho việc thi trắc nghiệm khách quan trọng hơn 70% môn thi.

Công tác kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất:

Việc kết hợp đào tạo với lao động sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm khoa học gắn với ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đồng thời có thêm nguồn thu phục vụ cho dạy và học. Đây là một thế mạnh của trường trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

Trường đã đầu tư xây dựng mới Trung tâm thực hành - Thí nhiệm, trang bị thêm các thiết bị, dụng cụ tiên tiến để cho HSSV thực tập, thực hành, thường xuyên tổ chức cho HSSV đi tham quan thực tế, thực tập tốt nghiệp tại các công ty, nhà máy… chính vì thế mà HSSV có cơ hội làm quen với thực tế sản xuất, kỹ năng thực hành nghề được nâng cao.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất

Nhà trường quan tâm đến công tác xây dựng vật chất, thời gian qua đã tập trung kinh phí xây dựng cơ sở vật chất từ đó đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất hiện đại phục vụ đạo tạo và nghiên cứu.

Diện tích đất nhà trường đang sử dụng: 34,6 ha. - Cơ sở đào tạo của trường: 4 cơ sở

+ Cơ sở 1: 140 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Quận Tân Phú + Cơ sở 2: 54/12 Tân kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú

+ Cơ sở đào tạo tại Trà Vinh: xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, Trà Vinh

Thực hiện chế độ chính sách

Thực hiện chính sách tự chủ và tự chịu trách nhiệm, nhà trường tạo mọi điều kiện và áp dụng các cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với cán bộ, giảng viên có trình độ cao về trường công tác. Nhà trường thường xuyên tổ chức nâng ngạch, nâng bậc lương, tiền thưởng, chế độ ưu đãi, chế độ dạy thêm giờ đối với giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường theo đúng chế độ chính sách đã ban hành. Thu nhập bình quân của giáo viên, cán bộ, công nhân viên luôn đảm bảo năm sau đều tăng hơn năm trước.

- Hàng năm nhà trường đều tổ chức cho toàn thể giáo viên, cán bộ viên chức đi tham quan, du lịch trong nước và nước ngoài. Nhà trường thực hiện quy chế dân chủ trong tất cả các tiêu chuẩn thi đua, chỉ tiêu phấn đấu, mức độ khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ, công nhân viên và HSSV bảo đảm tính công khai dân chủ thông qua các kỳ hội nghị Công chức và Đại hội Công đoàn hàng năm.

4.1.6. Những định hướng lớn phát triển và tầm nhìn của nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)