Yếu tố Giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 111 - 113)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

5.2.5. Yếu tố Giám sát

Hoạt động giám sát của nhà trường được thông qua hai hình thức, giám sát thường xuyên thông qua việc tiếp nhận ý kiến đóng góp của CBVC – GV, sinh viên, của đơn vị liên kết, giám sát định kỳ như kiểm kê tài sản, quyết toán của đơn vị chủ quản hàng năm và định kỳ các đợt kiểm toán của Nhà nước.

Đối với hoạt động giám sát tại trường, tác giả kiến nghị thêm một số biện pháp để đơn vị hoạt động tốt hơn:

- Hiện nay phòng Thanh tra giáo dục vừa chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên, vừa kiểm tra giám sát CBVC làm giờ hành chính thông qua việc đi ghi chép xác nhận sự có mặt của các phòng ban tại cơ sở chính, tuy nhiên nhà trường còn một số khoa, trung tâm ở nhiều cơ sở khác nhau nên hoạt động này chỉ mang tính hình thức chưa ngăn chặn kịp thời được một số CBVC lợi dụng giờ làm việc ra ngoài giải quyết việc riêng. Vì vậy nhà trường cần

có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.

- Cán bộ giám sát chủ yếu là CBVC – GV có trình độ chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau, chưa được đào tạo kỹ năng giám sát nên không đủ năng lực để thực hiện chức năng này, giám sát chỉ mang tính hình thức, vì vậy cần tuyển dụng cán bộ giám sát có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này.

- Định kỳ nhà trường có tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành công việc của toàn thể CBVC – GV, nhưng danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp của một số của phòng ban/khoa/trung tâm năm nào cũng có tên cán bộ của đơn vị đó hoặc một số nhân viên thân tín. Công tác này thực sự chưa đánh giá được đúng bản chất và năng lực của toàn thể CBVC – GV. Vì vậy nhà trường cần đưa ra những tiêu chí cụ thể để việc đánh giá được công bằng và chính xác. Vì vậy, ngoài kiểm tra định kỳ cần thực hiện các cuộc kiểm tra đột xuất để việc giám sát mang lại hiệu quả cao, thông tin trung thực. Ngoài ra, nhà trường cần quy định chế tài kỷ luật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Nhà trường cần đề ra các tiêu chí về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn để các đơn vị trong trường tăng cường hơn nữa sự giám sát lẫn nhau trong công việc, làm được điều này thì kết quả thực hiện công việc sẽ tốt và chất lượng công việc sẽ cao hơn.

- Trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý và thực hiện cơ chế tự chủ thì công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường. Nhà trường cần giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị phát huy vai trò hội đồng trường; thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Phát huy vai trò tổ chức Đảng trong việc triển khai thực hiện tốt chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của trường và theo quy định của Điều lệ Đảng; phân công công tác nhân sự theo dõi từng lĩnh vực và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có chất lượng, hiệu quả, đúng quy trình, tiến độ đề ra.

- Kiểm tra giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra cấp văn bằng, chứng chỉ; thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng đào tạo ở tất cả loại hình đào tạo, các trình độ đào tạo của trường.

- Giám sát việc thực hiện nề nếp dạy và học của giảng viên, sinh viên của trường.

- Giám sát kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động đào tạo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị - dụng cụ, vật tư…

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, kiến nghị với lãnh đạo nhà trường biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)