Yếu tố Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 105 - 108)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

5.2.2. Yếu tố Đánh giá rủi ro

Trong các cuộc họp giao ban của BGH với các trưởng đơn vị luôn tổng kết những việc đã làm được và những công việc còn tồn tại, phân tích nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết. Nhà trường cũng xây dựng những tiêu chí chất lượng để đánh giá mức độ hoàn thành của các phòng ban/khoa, trung tâm cũng như của CBVC-GV trong toàn trường, thường xuyên cập nhật những thay đổi của Nhà nước trong quản lý các trường đại học. Tuy nhiên yếu tố Đánh giá rủi ro chưa được chú trọng vì vậy tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Nhà trường nên xây dựng bộ phận chuyên về dự báo và xử lý rủi ro vì công tác nhận diện rủi ro còn thô sơ chủ yếu là so sánh kết quả thực hiện của những năm trước và còn nhận diện theo ý nghĩ chủ quan của cá nhân.

biện pháp đối phó rủi ro không đạt hiệu quả, đa phần khắc phục hậu quả hơn là chủ động phòng ngừa.

- Nhà trường cần tổ chức thường xuyên những buổi nói chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục để có thể đánh giá được rủi ro nhà trường có thể gặp phải và mức tác động của nó.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng cũng như xu thế nghề nghiệp để nhận dạng rủi ro trong công tác mở ngành và tuyển sinh.

- Cần tìm hiểu nguyên nhân của các rủi ro, đánh giá xem rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu hoạt động của nhà trường, để từ đó có biện pháp tốt hơn. - Nhà trường cần xây dựng những biện pháp để toàn thể CBVC – GV nhận thức rõ những tác hại của rủi ro, cũng như giới hạn rủi ro tối thiểu mà đơn vị có thể nhận diện được.

- BGH cần xây dựng và hoàn chỉnh quy trình nhận diện, đánh giá đối phó với rủi ro.

- Trước khi thực hiện một mục tiêu hay chiến lược nào đó BGH nên họp bàn với các đơn vị liên quan để trao đổi và đưa ra ý kiến tất cả những rủi ro có thể gặp phải, những rủi ro này có thể đến thì yếu tố nội bộ hoặc yếu tố bên ngoài.

- Đẩy mạnh công tác nhận diện rủi ro ở các hoạt động của đơn vị cụ thể:

+ Yếu tố bên trong

Rủi ro từ sự thiếu đoàn kết trong nội bộ: Khi xuất hiện sự thiếu đoàn kết thì nội bộ trong nhà trường sẽ bị chia rẽ, có sự chia bè phái bao che va vùi dập lẫn nhau. Từ đó ảnh hưởng đến môi trường làm việc, học tập, nghiên cứu và trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu hoạt động của nhà trường.

Rủi ro từ sự thông đồng của một số cá nhân: rủi ro này rất khó phát hiện nếu không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của một bên độc lập.

Rủi ro từ sự hạn chế năng lực của một số CBVC – GV: Một số giảng viên không đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy học, không có trình độ tiếng anh để đọc tham khảo những tài liệu từ nước ngoài làm giảm chất lượng đào

tạo, làm cho sinh viên thụ động ảnh hưởng đến kết quả học tập không được đảm bảo. Một số CBVC yếu kém về năng lực nhưng vẫn được bổ nhiệm làm giảm khả năng quản lý và hoạt động hiệu quả của bộ phận quản lý.

Rủi ro từ chế độ chính sách nhân sự khen thưởng, phúc lợi: Nếu chế độ đãi ngộ không tốt, không công bằng sẽ không giữ được những CBVC –GV thực sự có năng lực và tâm huyết với nghề.

Rủi ro từ công tác kế toán: Trong quá trình xử lý nghiệp vụ nhân viên kế toán vô tình hoặc cố ý làm sai lệch dữ liệu thực tế sẽ làm ảnh hưởng đến sổ sách kế toán và báo cáo tài chính gây thất thoát tài sản và mất uy tín của nhà trường.

+ Yếu tố bên ngoài

Rủi ro từ việc thay đổi môi trường chính trị, pháp luật, chế độ tài chính

Rủi ro thay đổi từ thị hiếu của người học, chiến lược quảng bá giới thiệu về ngành nghề mà nhà trường đang đào tạo không hiệu quả

- Nhà trường cần tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc nhận định các rủi ro khi thực hiện mục tiêu, tạo điều kiện tốt nhất để CBVC – GV tham gia vào các hoạt động của trường.

- Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chất lượng để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, nghiên cứu và áp dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục tiên tiến, từng bước tiếp cận và hội nhập với nền giáo dục thế giới.

- Tăng cường công tác tập huấn cho CBVC – GV trong việc xây dựng mục tiêu công việc và các tiêu chí đánh giá hoàn thành mục tiêu ấy. Theo đó, nhà trường xây dựng bộ mục tiêu chung, kế đến các đơn vị căn cứ vào đó xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng phù hợp và từng thành viên trong đơn vị phải xây dựng mục tiêu cho công việc mình đảm nhận. Cùng với xây dựng mục tiêu thì việc xây dựng các tiêu chí đánh giá mục tiêu là điều kiện quyết định đánh giá hiệu quả công việc và sự thành công của đơn vị.

- Tăng cường sự hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài trường, gia tăng các chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm với các trường trong khu vực và quốc tế. Từ đó, phát huy tổng hợp các nguồn lực, ý kiến để nhận diện và phát hiện

các rủi ro, học hỏi kinh nghiệm trong việc giải quyết các rủi ro phát sinh.

- Việc đánh giá các rủi ro đòi hỏi cấp cấp ủy, lãnh đạo và từng thành viên trong trường phải thật sự cầu thị, nghiêm túc nhìn thẳng, nhìn thật vào những thiếu sót, hạn chế của trường, tích cực bày trừ chủ nghĩa hình thức và bệnh thành tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)