Kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 102 - 105)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

5.2. Kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tạ

Căn cứ thực trạng tại Trường ĐHCN TP Tp HCM cũng như quan điểm hoàn thiện tác giả đề xuất các giải pháp sau:

5.2.1.Yếu tố Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát tạo lên sắc thái chung cho toàn trường chi phối ý thức của toàn thể CBVC – GV, trong hoạt động hiện tại yếu tố này đang được nhà trường phát huy tốt nhất: CBVC – GV có lối sống lành mạnh trong sáng, giá trị đạo đức nghề nghiệp được chú trọng , BGH luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của toàn thể CBVC – GV trong toàn trường, xây dựng đầy đủ các quy chế, quy định làm căn cứ thực hiện và giám sát các hoạt động trong nhà trường, chính sách khen thưởng, phúc lợi rõ ràng, đội ngũ CBVC – GV có năng lực chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà trường, cơ cấu tổ chức phù hợp có sự ổn định trong nhân sự của ban lãnh đạo. Hệ thống các chính sách nhân sự và tài chính cũng như đào tạo được thiết lập tương đối đầy đủ, … Tuy nhiên để Môi trường kiểm soát phát huy tốt vai trò nền tảng của mình trong hệ thống KSNB thì Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM nên:

- Nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông: Phòng TCHC có trách nhiệm đưa tất cả các chủ trương, chính sách, nghị quyết mới lên trang web của nhà trường và gửivào mail nội bộ cho toàn thể CBVC – GV trong trường. Hiện tại nhà trường đã có trang web nội bộ rất tiện ích chỉ cần đánh tên phòng ban/khoa trung tâm là gửi cho tất cả CBVC – GV ở đơn vị đó, nhà trường đã trang bị mạng wifi miễn phí. Đồng thời cuối tháng phòng TCHC có thể thống kê kết quả bao nhiều CBVC – GV đã xem thông tin và có hình thức xử lý đối với những địa chỉ mail chưa kiểm thông tin. Trưởng các đơn vị đóng vai trò then chốt trong công tác

quản lý nhân sự tại đơn vị, hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của lãnh đạo trường thành hành động cụ thể, thiết thực.

- Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho toàn thể CBVC – GV nâng cao ý thức và tinh thần tự giác cũng như phát huy các giá trị đạo đức như:

+ Nêu gương điển hình người tốt, việc tốt trong ngày các ngày hội truyền thống, các buổi họp mặt để CBVC – GV thấy tự hào về truyền thống tốt đẹp và từ đó có động lực để phát huy giá trị đạo đức.

+ Phát huy các phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh” một cách thường xuyên và liên tục.

- Nhà trường cần thể chế hóa các quy định về tính chính trực và các giá trị đạo đức thành những quy tắc ứng xử làm cơ sở cho CBVC – GV có hành vi cư xử phù hợp với những giá trị mà nhà trường mong muốn đạt được.

+ Bộ quy tắc ứng xử có thể dựa vào luật viên chức, luật cán bộ công chức, luật phòng chống tham nhũng, luật giáo dục đại học, ..

+ Quy định rõ đối tượng và phạm vi áp dụng cũng như mục đích ban hành bộ quy tắc ứng xử.

+ Quy định các chuẩn mực đạo đức và văn hóa ứng xử mà CBVC – GV cần đạt được như: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc đối với đồng nghiệp, sinh viên và các đối tác bên ngoài.

+ Xây dựng các chương trình hành động cụ thể như: Môi trường làm việc văn hóa, giảng viên mẫu mực, sinh viên thanh lịch. Các chương trình về phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thi cử, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

+ Treo băng rôn chứa các thông điệp về tính trung trực và giá trị đạo đức tại khu vực sân trường.

- Quy định các biện pháp kỷ luật xử lý nghiêm đối CBVC – GV có những hành vi vi phạm, một số cá nhân vì quyền lợi cá nhân mà bỏ qua quyền lợi của tập thể, làm việc không khách quan chưa liêm chính trong quá trình xử lý công việc.Tùy từng mức độ vi phạm và ảnh hưởng nhà trườngcó thể xem xét hạ bậc

lương, thi đua hoặc cho nghỉ việc.

- Việc đánh giá CBVC – GV còn mang tính hình thức, nhà trường cần xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện công việc sao cho phù hợp với từng đối tượng, công tác đánh giá phải lấy từ hiệu quả thực tế làm thước đo chủ yếu.

+ Cần có thái độ trung thực trong sáng khi đánh giá bản thân, công tâm khi đánh giá người khác, tiêu chí dựa trên hiệu quả công việc.

+ Khi xây dựng các tiêu chí đánh giá ngoài yếu tố như trình độ, năng lực cần bổ sung thêm về khối lượng công việc, thời gian và mức độ hoàn thành cũng như sự sáng tạo, năng nổ nhiệt tình trong công việc.

- Cán bộ phòng ban/khoa/trung tâm là bộ phận đắc lực cho các hoạt động của nhà trường vì vậy năng lực và kỹ năng cũng phải được nâng cao và trau dồi kiến thức do đó nhà trường cần.

+ Mở các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và phần mềm quản lý.

+ Phát huy các cuộc thi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao tay nghề.

+ Khuyến khích động viên toàn thể CBVC – GV tự học tập và trau dồi chuyên môn.

- Mời giảng viên nước ngoài hoặc các chuyên gia giàu kinh nghiệm tập huấn ngắn hạn hay báo cáo chuyên đề để gắn kết giữa phương pháp, kỹ năng giảng dạy gắn với thực tế, để GV học hỏi được kinh nghiệm và cập nhật kiến thức mới.

- Tăng cường hợp tác với các trường đại học trên thế giới để tạo nguồn học bổng để các giảng viên đi học tập và nâng cao trình độ ở các nước phát triển.

- Nhà trường đã có quyết định chuyển sang cơ chế tự chủ nên cần mạnh dạn xa thải những CBVC – GV không đủ năng lực hoặc điều chuyển sang bộ phận khác phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của họ.

- BGH cần phải có những hiểu biết đúng đắn về hệ thống KSNB và quán triệt cho tất cả CBVC – GV thấy được tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong việc hỗ trợ đắc lực thực hiện mục tiêu của nhà trường.

cho từng vị trí, từng cá nhân.

- Nhà trường nên công khai rộng rãi nhu cầu tuyển dụng: Ngoài trang website của trường, nhà trường có thể đăng trên báo báo Tuổi trẻ, báo Người lao động, các trang website tuyển dụng có uy tín như: Vietnamworks.com, vieclam.com, tuyendung.com, … để thu hút được CBVC – GV có trình độ chuyên môn cao đảm bảo tính công bằng trong tuyển dụng.

- Nên để toàn thể CBVC – GV trong nhà trường tham gia hội nghị công nhân viên chức hàng năm để toàn thể CBVC – GV nắm rõ được tình hình hoạt động của trường, số liệu được mang tính chất công khai cho toàn thể CBVC – GV được biết. Vì hiện nay chỉ có trưởng/phó, tổ trưởng công đoàn và một số ít cá nhân được tham dự.

- Hiện tại số lượng BGH còn ít so với quy mô hoạt động (1: Hiệu trưởng, 1: Hiệu phó), nhà trường nên xem xét và bộ nhiệm thêm số lượng nhân sự trong đội ngũ BGH.

Nhà trường cần đa dạng các hoạt động tiếp thu ý kiến, sáng kiến của CBVC – GV và cả sinh viên, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)