Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 45)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

2.5.1. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

2.5.1.1. Khái niệm

Đơn vị hành chính sự nghiệp là:

- Đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập.

- Thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó.

- Hoạt động bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.

- Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là những đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có phát sinh có khoản thu về phí, lệ phí được phép giữ lại để bù đắp chi phí. (Theo Phan Thị Thúy Ngọc, trang 2, Kế toán hành chính sự nghiệp)

2.5.1.2. Phân loại

- Căn cứ lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau: + Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo

+ Đơn vị sự nghiệp y tế

+ Đơn vị sự nghiệp văn hóa thông tin + Đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao + Đơn vị sự nghiệp kinh tế

+ Đơn vị sự nghiệp dịch vụ việc làm, …

- Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau:

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách Nhà nước cấp một phần chi phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

2.5.1.3. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu * Nguồn tài chính do ngân sách Nhà nước cấp * Nguồn tài chính do ngân sách Nhà nước cấp

- Đối với cả hai loại đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, ngân sách Nhà nước cấp:

+ Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.

+ Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định (điều tra, quy hoạch, khảo sát, …)

+ Kinh phí cấp để thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Riêng đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí: Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí ngân sách Nhà nước cấp được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽ được xác định lại phù hợp.

* Nguồn tài chính do nguồn thu sự nghiệp của đơn vị

- Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại tại đơn vị theo quy định). Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.

- Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động này do Thủ tướng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.

- Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

* Nguồn thu khác theo quy định (nếu có): Các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vay tín dụng, …

2.5.2. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.

Hoạt động KSNB ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu sau: Mục tiêu về hoạt động, mục tiêu về báo cáo, mục tiêu về tính tuân thủ. (Nguyễn Thị Hoàng Anh, 2012)

2.5.2.1. Đối với mục tiêu về hoạt động

Mục tiêu hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp không phải là việc tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa hóa lợi ích cộng đồng thông qua sử dụng hợp lý nguồn lực của Nhà nước. Theo đó, xây dựng hệ thống KSNB trong khu vực này để bảo đảm rằng:

- Việc thực hiện các hoạt động của đơn vị đúng phương pháp, bảo đảm tính hữu hiệu, hiệu quả và quan trọng là phải đạt được tính nhân văn trong các hoạt động của mình.

- Việc quản lý, sử dụng các nguồn lực một các hợp lý, hiệu quả tránh thất thoát, lạm dụng và sử dụng sai mục đích.

2.5.2.2. Đối với mục tiêu về báo cáo

Các báo cáo của đơn vị hành chính sự nghiệp thông thường cung cấp các thông tin về tình hình quản lý ngân quỹ, tình hình sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước, tình hình quyết toán ngân sách Nhà nước, … Theo đó, xây dựng hệ thống KSNB trong khu vực này bảo đảm được rằng:

- Các thông tin tài chính và phi tài chính phải được trình bày và báo cáo trung thực đáng tin cậy.

- Các thông tin tài chính và phi tài chính phải được cung cấp kịp thời, phù hợp với từng đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị.

2.5.2.3. Đối với mục tiêu tuân thủ

Đối với mục tiêu này xây dựng hệ thống KSNB cần bảo đảm:

- Việc chấp hành nghiêm túc Luật ngân sách Nhà nước, Luật kế toán, Luật thuế và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Việc chấp hành nội quy và quy chế của đơn vị hành chính sự nghiệp.

2.6. Đặc điểm hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ ở cơ sở giáo dục đại học 2.6.1. Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học 2.6.1. Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học

- Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: + Trường cao đẳng;

+ Trường đại học, học viện; + Đại học vùng, đại học quốc gia;

+ Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ.

- Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây: + Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

+ Cơ sở giáo dục đại học tư thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

- Quyền tự chủ của đơn vị giáo dục đại học:

+ Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

+ Cơ sở giáo dục đại học không còn đủ khả năng thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục

+ Ngân sách nhà nước (nếu có); + Học phí và lệ phí tuyển sinh;

+ Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

+ Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài;

+ Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; + Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2.6.2 Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ ở cơ sở giáo dục đại học

- Đối với báo cáo tài chính: Hệ thống KSNB ở cơ sở giáo dục đại học phải đảm bảo tính hợp pháp ở các khoản mục sau đây:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền; + Vật tư và tài sản cố định;

+ Nguồn kinh phí, quỹ;

+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị; + Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; + Đầu tư tài chính và tín dụng Nhà nước;

+ Các tài sản khác là đối tượng kế toán của đơn vị.

phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định sau:

+ Luật ngân sách Nhà nước, Luật kế toán, các luật thuế; + Văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học;

+ Pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học;

+ Nội quy, quy chế của đơn vị và các văn bản pháp luật khác, …

- Đối với mục tiêu về hoạt động: Hệ thống KSNB ở các cơ sở giáo dục đại học phải đạt được các nội dung sau:

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học; + Khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp, tiêu chuẩn giảng viên, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị của cơ sở giáo dục đại học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy, quy chế thi và cấp văn bằng, chứng chỉ;

+ Chất lượng giáo dục đại học, quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý Nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học;

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý CBVC giáo dục đại học;

+ Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học;

Kết luận chương 2

Ở chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của hệ thống KSNB theo hướng dẫn về kiểm toán nội bộ theo INTOSAI. Trong đó yếu tố cấu thành hệ thống KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Việc xây dựng hệ thống KSNB nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và mục tiêu về tuân thủ.

Tác giả cũng đã trình bày một số đặc điểm cơ bản của hệ thống KSNB ở đơn vị hành chính sự nghiệp, để qua đó người đọc có thể hiểu biết thêm về bản chất, đặc tính mà một hệ thống KSNB ở khu vực công cần có

Trên cơ sở lý luận chung về hệ thống KSNB, tác giả sẽ dựa vào cơ sở lý luận này để nhận định, đánh giá và đưa ra các định hướng giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được tác giả thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

3.1. Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu định tính)

Đây là bước nghiên cứu sơ bộ, kiểm tra các thang đo sử dụng, tham khảo các ý kiến từ phía CBVC – GV của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM về vấn đề nghiên cứu, từ đó tác giả hiệu chỉnh các thang đo đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi.

Tác giả dựa trên cơ sở các thang đo yếu tố đã có từ các nghiên cứu trước để xác định các mục hỏi cần thiết cho mỗi thang đo, phỏng vấn trực tiếp một số người nhằm xác định khả năng có thể hiểu được của mỗi câu hỏi. Sau đó, tác giả tiến hành gửi mail và khảo sát trực tiếp về vấn đề nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thiện hệ thống KSNB tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM”

Bảng khảo sát sơ bộ gồm 5 yếu tố cấu thành Hệ thống KSNB

Những ý kiến và đánh giá của các thành viên sau khi phỏng vấn trực tiếp sẽ được tổng hợp để làm cơ sở cho hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo và dùng cho nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu định lượng, thang đo Likert 05 mức độ dùng để xác định mức độ thực hiện hệ thống KSNB theo Báo cáo INTOSAI .

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang

đo

Nghiên cứu sơ bộ: Phỏng vấn sâu Điều chỉnh Thang đo Nghiên cứu chính thức n = 182 Phân tích kết quả khảo sát

3.2 Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng)

Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu khảo sát gửi qua email và trực tiếp phỏng vấn CBVC – GV để xác định tính lôgic, tương quan của các yếu tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu.

3.2.1 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Một trong những hình thức thang đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert 05 mức độ phổ biến từ 1-> 5 (1 là hoàn toàn không có, 2 là có ít, 3 là trung bình, 4 là có nhiều và 5 là hoàn toàn có đủ) có 2 phần: Phần A: Đặc tính của hệ thống KSNB, Phần B là khảo sát mức độ thực hiện của các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB (xem phụ lục số 1)

3.2.2 Lấy mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu - Lấy mẫu khảo sát: - Lấy mẫu khảo sát:

+ Cơ sở chọn mẫu

Kích thước mẫu theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát.

Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỷ lệ số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa ra trong phân tích nhân tố.

+ Kích thước mẫu

Độ tin cậy của thông tin sẽ phụ thuộc vào kích thước mẫu được chọn, khi tăng kích thước mẫu thì độ tin cậy của thông tin tăng.

Kích thước mẫu thường được xác định theo công thức kinh nghiệm: n ≥ 8m + 50

Trong công thức này n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, m là số biến độc lập, theo Nguyễn Đình Thọ (2012). Tuy nhiên việc xác định kích thích mẫu còn phụ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng, tham số và phân phối

chuẩn. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả có 05 biến độc lập thì mẫu tối thiểu là 5*8+ 50 = 90 mẫu, thực tế tác giả thu thập được số lượng mẫu là 182 phiếu, thỏa mãn điều kiện nghiên cứu.

Để đạt được cỡ mẫu như trên, tác giả gửi phiếu khảo sát đến CBVC – GV của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM thông qua email (200 địa chỉ) và tác giả trực tiếp khảo sát (50 phiếu).

Căn cứ vào tổng hợp lương tháng 3 năm 2017 tại phòng Kế hoạch Tài chính, tác giả đã thống kê được số lượng CBVC – GV trong trường như sau:

Bảng 3.1: Thống số lượng CBVC – GV trong nhà trường

BGH (người) Trưởng/phó các đơn vị (người) Giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)