6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
4.2.6. Hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường
Bảng 4.6: Bảng tổng kết số phiếu khảo sát về Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hoàn toàn
không có Có ít Trung bình Có nhiều Hoàn toàn có đủ
SL % SL % SL % SL % SL %
Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp nhà trường nhận
diện, đối phó và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động 10 5.9 71 39.01 77 42.31 24 13.19 0 0 Hệ thống kiểm soát nội bộ là phương tiện giúp nhà
trường đạt được các mục tiêu đã đề ra 8 4.4 76 41.76 78 42.86 17 9.34 3 1.65
Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì toàn thể CBVC – GV hiểu được trách nhiệm, quyền hạn của mình trong công việc
5 2.75 85 46.7 71 39.01 20 10.99 1 0.55
Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể ngăn chặn và phát
hiện được những sai phạm của CBVC - GV 4 2.2 73 40.11 100 54.95 5 2.75 0 0
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kết quả khảo sát không đều ở các tiêu chí, thang đo trung bình cao nhất. Kết quả phản ánh hệ thống kiểm soát nội bộ của trường chưa thật sự hiệu quả.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp nhà trường nhận diện, đối phó và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động, ở thang đo trung bình và có ít có kết quả cao nhất 42,31% và 39,01%. Kết quả cho thấy việc nhà trường nhận diện, đối phó và giảm thiểu rủi ro chưa thật sự tốt và hiệu quả.
- Ở các chỉ tiêu khác thang đo trung bình và có ít đều có kết quả cao. Trong đó, lưu ý Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể ngăn chặn và phát hiện được những sai phạm của CBVC – GV có kết quả ở thang đo trung bình cao nhất 54,95%.
- Qua kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy hệ thống KSNB của nhà trường chưa được nhà trường thực sự quan tâm, kết quả nhận được từ khảo sát nhận được nhiều nhất câu trả lời trung bình do những nguyên nhân sau:
+ Cơ chế đánh giá chưa hiệu quả, cơ chế khen thưởng còn mang nặng tính chỉ tiêu, định mức, … làm giảm động lực làm việc, nghiên cứu, sáng tạo trong toàn thể CBVC – GV.
+ BGH chưa thực sự quan tâm đến công tác đánh giá và đối phó rủi ro ảnh hưởng đến công tác triển khai mục tiêu của đơn vị.
+ Không thường xuyên đánh giá hệ thống KSNB để có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị.
- Nhìn chung, hệ thống KSNB của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM đã phần nào phát huy tác dụng ngăn ngừa và phát hiện sai sót, gian lận. Tuy nhiên cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa để hệ thống KSNB thật sự là công cụ quản lý hiệu quả, giúp hệ thống vận hành thông suốt, nhà trường đạt được mục tiêu đề ra. Muốn vậy, cần phải có sự nỗ lực cần thiết và lòng quyết tâm của cả tập thể đứng đầu là BGH để tập trung nguồn lực nhằm cải thiện hệ thống KSNB theo đúng thiết kế và đảm bảo có một hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả.
Kết luận chương 4
Chương 4, tác giả trình bày và phân tích kết quả khảo sát tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM. Qua những bảng tổng hợp số liệu về kết quả khảo sát, tác giả đã phân tích cụ thể những mặt nhà trường đã làm được và những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống KSNB của nhà trường.
Kết quả khảo sát cho thấy nhà trường có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB nhưng việc nhận thức chưa đầy đủ nên chưa phát huy hết tác dụng của các thành phần trong hệ thống. Việc đánh giá hệ thống KSNB ở chương 4 cũng là cơ sở để tác giả hình thành các kiến nghị và đưa ra các đề xuất phù hợp, hữu ích nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB vận hành tốt hơn.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach Alpha .
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM