Thành tích và thành tựu của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 62)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

4.1.5. Thành tích và thành tựu của nhà trường

4.1.5.1. Những thành tích

Với những nỗ lực của nhiều thế hệ CBVC – GV, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM đã từng bước phát triển về mọi mặt, trong những năm qua nhà trường đã dành được những phần thưởng cao quý sau:

Nhà trường chú trọng các điều kiện để phát triển quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho ngành và nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân, đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường đã đề ra nhiều giải pháp tích cực, coi trọng chất lượng đào tạo về lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực thành sát với yêu cầu sử dụng, rèn luyện đạo đức. Ngày 20/05/2017 nhà trường đã công bố Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học, trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục của trung tâm kiểm định chất lượng – Đại học Quốc gia Tp.HCM cấp.

Nhà trường đã đạt được các danh hiệu thi đua

+ Cờ thi đua của Bộ Công Thương (theo Quyết định số 7603/QĐ-BCT ngày 14/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

+ Cờ thi đua của Công đoàn Công Thương Việt Nam (theo Quyết định số 218/QĐ-BCT ngày 10/10/2016 của Công đoàn Công Thương Việt Nam).

+ Cờ truyền thống của Uỷ ban nhân dân Tp.HCM (theo Quyết định số 5837/QĐ-UBND của Chủ tịch Tp.HCM).

Các hình thức khen thưởng

+ Huân chương độc lập hạng nhì năm 2012 (theo Quyết định số 1911/QĐ- CTN ngày 08 tháng 11 năm 2012).

16/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

+ Bằng khen của Công đoàn Công Thương Việt Nam (theo Quyết định số 256/QĐ-BCT ngày 03/10/2013 của Công đoàn Công Thương Việt Nam).

+ Bằng khen của Công đoàn Công Thương Việt Nam (theo Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 03/11/2014 của Công đoàn Công Thương Việt Nam).

+ Bằng khen của Liên đoàn Lao động Tp.HCM (theo Quyết định số 151/TĐKT-LĐLĐ ngày 23/8/2015 của Liên đoàn Lao động Tp.HCM).

4.1.5.2. Những thành tựu Quy mô đào tào bồi dưỡng Quy mô đào tào bồi dưỡng

Nhà trường chú trọng các điều kiện để phát triển quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho ngành và nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Lưu lượng học sinh sinh viên hiện nay khoảng 20.000 và sẽ tiếp tục tăng ở cả 3 hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Về đào tạo liên kết: Liên kết với trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo Thạc sỹ, liên kết với Đài Loan mở lớp chất lượng cao, lên kết với một số địa phương, ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề… quá trình tổ chức đào tạo liên kết đảm bảo đúng quy định, quy trình và quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Công Thương.

Về đào tạo các lớp ngắn hạn: Trường vẫn tổ chức đào tạo các lớp bổ túc nghề, vệ sinh an toàn thực phẩm, thủy sản, tin học, ngoại ngữ và các lớp đào tạo nâng bậc, đào tạo lại cho các cơ quan, xí nghiệp, công ty đóng trên địa bàn như Tổng Công ty Rượu Bia Nước giải khát Sài Gòn, Công ty Vinamilk, Công ty thuốc lá Sài gòn, phòng Giáo dục Đào tạo các Quận, Huyện, đào tạo hệ Trung cấp nghề ngành Hóa Phân tích và Công nghệ Hóa khóa 2 cho dự án sản xuất Alumina của Tập đoàn Than - Khoáng sản cho các tỉnh Tây nguyên … Quá trình tổ chức đào tạo đúng quy chế, đảm bảo chất lượng được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ:

Với nhận thức chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đối với chất lượng đào tạo cũng như sự phát triển bền vững của nhà trường. Do vậy, nhà trường luôn quan tâm, coi trọng việc xây dựng và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên theo hướng hợp lý về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ. Chú trọng bồi dưỡng giáo viên đầu ngành và những cán bộ trẻ có năng lực, đặc biệt chú ý đến nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Nhà trường đã tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, nhà trường cử giáo viên, cán bộ, công nhân viên được đi nước ngoài học tập, khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo của các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc … Từ đó chất lượng giáo viên, cán bộ được nâng cao rõ rệt, phương pháp giảng dạy mới với các trang thiết bị và đồ dùng dạy học tiên tiến đang nhanh chóng thay thế cho phương pháp giảng dạy lạc hậu, thụ động. Trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày càng được nâng lên rõ rệt, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, tổng số CBVC-GV cơ hữu của trường lên đến gần 600 người với 28 đầu mối quản lý chính.

Giáo viên thỉnh giảng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Hiện có gần 200 người cùng tham gia các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường, trong đó nhiều GS, PGS, TSKH, TS, ThS và các kỹ sư, nghệ nhân đầu ngành ở các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp góp phần đa dạng hóa chương trình đào tạo, giáo trình học tập, kỹ năng, kiến thức sát với thực tế hơn.

Công tác biên soạn chương trình, giáo trình và bổ sung thiết bị dạy học:

Đổi mới nội dung, chương trình là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Việc biên soạn chương trình đã trở thành nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm qua nhà trường đã tập trung biên soạn lại toàn bộ chương trình đào tạo các bậc học (trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng liên thông, đại học) theo hướng gắn với nhu cầu

xã hội, hiện đại và liên thông. Trường có hệ thống phòng học lý thuyết và giảng đường với gần 200 phòng, trong đó 100% các phòng được trang bị projector, tivi màn hình lớn để có thể áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến; gần 20 xưởng thực hành với các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo, một số xưởng trang bị thiết bị hiện đại; gần 100 phòng thí nghiệm, 2 hội trường lớn, nhiều phòng chuyên dùng cho tổ chức các ceminar, hội thảo chuyên môn và sinh hoạt sư phạm. Trường có nhiều phòng học và thi online, bắt đầu từ năm học này, để tách người dạy, người ra đề, người tổ chức thi và người thi nhà trường bổ sung thêm hơn 200 máy tính chuyên dùng cho việc thi trắc nghiệm khách quan trọng hơn 70% môn thi.

Công tác kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất:

Việc kết hợp đào tạo với lao động sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm khoa học gắn với ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đồng thời có thêm nguồn thu phục vụ cho dạy và học. Đây là một thế mạnh của trường trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

Trường đã đầu tư xây dựng mới Trung tâm thực hành - Thí nhiệm, trang bị thêm các thiết bị, dụng cụ tiên tiến để cho HSSV thực tập, thực hành, thường xuyên tổ chức cho HSSV đi tham quan thực tế, thực tập tốt nghiệp tại các công ty, nhà máy… chính vì thế mà HSSV có cơ hội làm quen với thực tế sản xuất, kỹ năng thực hành nghề được nâng cao.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất

Nhà trường quan tâm đến công tác xây dựng vật chất, thời gian qua đã tập trung kinh phí xây dựng cơ sở vật chất từ đó đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất hiện đại phục vụ đạo tạo và nghiên cứu.

Diện tích đất nhà trường đang sử dụng: 34,6 ha. - Cơ sở đào tạo của trường: 4 cơ sở

+ Cơ sở 1: 140 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Quận Tân Phú + Cơ sở 2: 54/12 Tân kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú

+ Cơ sở đào tạo tại Trà Vinh: xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, Trà Vinh

Thực hiện chế độ chính sách

Thực hiện chính sách tự chủ và tự chịu trách nhiệm, nhà trường tạo mọi điều kiện và áp dụng các cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với cán bộ, giảng viên có trình độ cao về trường công tác. Nhà trường thường xuyên tổ chức nâng ngạch, nâng bậc lương, tiền thưởng, chế độ ưu đãi, chế độ dạy thêm giờ đối với giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường theo đúng chế độ chính sách đã ban hành. Thu nhập bình quân của giáo viên, cán bộ, công nhân viên luôn đảm bảo năm sau đều tăng hơn năm trước.

- Hàng năm nhà trường đều tổ chức cho toàn thể giáo viên, cán bộ viên chức đi tham quan, du lịch trong nước và nước ngoài. Nhà trường thực hiện quy chế dân chủ trong tất cả các tiêu chuẩn thi đua, chỉ tiêu phấn đấu, mức độ khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ, công nhân viên và HSSV bảo đảm tính công khai dân chủ thông qua các kỳ hội nghị Công chức và Đại hội Công đoàn hàng năm.

4.1.6. Những định hướng lớn phát triển và tầm nhìn của nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Xây dựng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM trở thành trường đại học đạt chất lượng tầm quốc gia và khu vực, đào tạo đa ngành theo mô hình trường đại học nghiên cứu ứng dụng.

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM là một trường đào tạo nhiều cấp và đa ngành, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nhân lực hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.

4.2. Thực trạng Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM. Thực phẩm Tp.HCM.

Để tìm hiểu về thực trạng hệ thống KSNB Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, tác giả tiến hành thực hiện khảo sát CBVC – GV thông qua phiếu khảo sát. Phiếu này được gửi tới CBVC – GV đã được xác định trong chương phương pháp nghiên cứu theo các hình thức: Trực tiếp, email. Tất cả các phát biểu

sử dụng trong quá trình nghiên cứu hệ thống KSNB của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM đề cập tới các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB tại trường. Theo đó mức độ đồng ý của các đối tượng trả lời phiếu khảo sát được sắp xếp theo thang đo Likert 5 mức như sau:

Để kiểm tra sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu hỏi và câu trả lời nhằm đảm bảo mức độ phù hợp trong bảng khảo sát tác giả đã phân tích độ tin cậy của thang đo trước khi thực hiện khảo sát

Mục đích của việc phân tích độ tin cậy của thang đo là đánh giá sự tương quan giữa các biến quan sát trong từng yếu tố của hệ thống KSNB để xem xét sự tương quan giữa các biến quan sát với nhau. Khi hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 thì thang đo có thể chấp nhận về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thông thường, độ tin cậy của một thang đo nên nằm trong khoảng từ 0.6 -> 0.9. Các biến quan sát có hệ số tương quan tổng (Corrected Item-Total Correlation) < 0.3 sẽ bị loại. Ngược lại, biến quan sát đạt độ tin cậy.

Căn cứ vào kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng yếu tố, tác giả đưa ra kết luận độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát như sau:

- Môi trường kiểm soát

Có 7 biến quan sát, Cronbach’s Alpha = 0.92, orrected Item-Total Correlation và Cronbach's Alpha if Item Deleted đều > 0.3. (phụ lục 2 ) . Kết quả cho thấy tất cả các biến trong yếu tố Môi trường kiểm soát đạt độ tin cậy.

1: Hoàn toàn không có 2: Có ít

3: Trung bình 4: Có nhiều

- Đánh giá rủi ro

Có 5 biến quan sát, Cronbach’s Alpha = 0.778, orrected tem-Total Correlation và Cronbach's Alpha if Item Deleted đều > 0.3 (phụ lục 2). Kết quả cho thấy tất cả các biến trong yếu tố Đánh giá rủi ro đạt độ tin cậy.

- Hoạt động kiểm soát

Có 5 biến quan sát, Cronbach’s Alpha = 0.787, orrected Item-Total Correlation và Cronbach's Alpha if Item Deleted đều > 0.3 (phụ lục 2) . Kết quả cho thấy tất cả các biến trong yếu tố Hoạt động kiểm soát đủ điều kiện đạt độ tin cậy.

- Thông tin truyền thông

Có 4 biến quan sát, Cronbach’s Alpha = 0.835, orrected Item-Total Correlation và Cronbach's Alpha if Item Deleted đều > 0.3 (phụ lục 2) . Kết quả cho thấy tất cả các biến trong yếu tố Thông tin truyền thông đạt độ tin cậy.

- Giám sát

Có 5 biến quan sát, Cronbach’s Alpha = 0.884, orrected Item-Total Correlation và Cronbach's Alpha if Item Deleted đều > 0.3 (phụ lục 2) . Kết quả cho thấy tất cả các biến trong yếu tố Thông tin truyền thông đạt độ tin cậy

Dưới đây tác giả xin trình bày kết quả nghiên cứu của mình về thực trạng Hệ thống KSNB tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.

4.2.1 Môi trường kiểm soát

Bảng 4.1: Bảng tổng kết số phiếu khảo sát về Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát

Hoàn toàn

không có Có ít Trung bình Có nhiều Hoàn toàn có

đủ

SL % SL % SL % SL % SL %

Nhà trường yêu cầu và phổ biến về tính chính trực và các giá trị đạo đức đối với CBVC– GV

1 0.55 0 0 19 10.44 64 35.16 98 53.85

Nhà trường xây dựng các quy chế về đào tạo, tài chính, bổ nhiệm, chính sách kỷ luật, khen thưởng, phúc lợi đối với CBVC– GV

0 0 0 0 20 11.05 63 34.81 99 54.4

Nhà trường xây dựng chính sách và thủ tục về tuyển dụng, thu hút nhân tài, khuyến khích hỗ trợ nâng cao trình độ của CBVC – GV

1 0.55 0 0 10 5.49 52 28.57 119 65.39

Hàng tháng nhà trường tổ chức họp giao ban định kỳ, hàng năm tổ chức đối thoại giữa BGH và CBVC, nội dung cuộc họp được công khai

2 1.1 3 1.65 11 6.04 45 24.73 121 66.48

pháp luật, cũng như cơ quan quản lý, thực hiện đầy đủ các chính sách về lương thưởng, bảo hiểm, chế độ thanh toán vượt giờ

Cơ cấu tổ chức đang áp dụng tại trường phù hợp với đặc điểm hoạt động, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng CBVC-GV, đội ngũ CBVC-GV đáp ứng được nhu cầu đào tạo

0 0 15 8.24 20 10.99 49 26.92 98 53.85

Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị công nhân viên chức để báo cáo tổng kết và đưa ra phương hướng và mục tiêu trong năm tới

0 0 0 0 32 17.58 46 25.27 104 57.15

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tổng kết số phiếu khảo sát về môi trường kiểm soát

Qua bảng thu thập dữ liệu thực tế và biểu đồ tổng kết tác giả thấy

Tất cả các tiêu chí tác giả khảo sát kết quả thu được rất khả quan, ở thang đo Hoàn toàn có đủ luôn cao hơn các thang đo khác, kế đến là Có nhiều và ít nhất là Hoàn toàn không có. Kết quả đó minh chứng môi trường kiểm soát tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM được thực hiện tốt

- Theo kết quả khảo sát ở yếu tố: Nhà trường yêu cầu và phổ biến về tính chính trực và các giá trị đạo đức đối với CBVC– GV

+ Có 53.85% CBVC- GV trả lời hoàn toàn có đủ và 35.16% trả lời có nhiều,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP HCM​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)