Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được công bố như: Một số giáo trình, công trình nghiên cứu về lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Các Báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước... về các vấn đề liên quan đến đề tài.

- Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác KSNB trong thời gian từ 2013 - 2016 bao gồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016; các báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015, 2016; tạp chí NHNo&PTNT Việt Nam Việt Nam năm 2013, 2014, 2015, 2016.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra thực tế có sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với các khách hàng vay vốn trực tiếp tại NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và cán bộ trực tiếp làm công tác tại chi nhánh ngân hàng.

- Quy mô mẫu:

+ Đối với đối tượng điều tra là các khách hàng: Trong nghiên cứu này, để xác định số khách hàng sẽ được điều tra đánh giá về công tác KSNB tại

NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1)

Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Với N = 18.000 (là tổng số khách hàng đang có giao dịch với NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tính đến thời điểm 30/6/2017)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n = 18.000/ ( 1 + 18.000 * 0,052) = 391,3=> quy mô mẫu: 390 mẫu

=> Đối tượng điều tra khách hàng có quan hệ giao dịch với Chi nhánh, tác giả thực hiện khảo sát là 390 người có phát sinh các giao dịch với Chi nhánh một cách thường xuyên trong vòng 01 năm gần đây, các khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tác giả đã khảo sát đầy đủ 390 khách hàng, trong thời gian từ ngày 20/06/2017 - 20/08/2017.

+ Đối với đối tượng phỏng vấn sâu về thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là các lãnh đạo cấp trên (từ 6-8 người).

Trong luận văn, phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể. Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể.

Với tài liệu đã thu thập được, tác giả đã tổng hợp và hệ thống hoá chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá. Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel của Microsoft.

- Thang đo của bảng hỏi

Đối với các chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ

từ với 1 là rất kém và 5 là rất tốt. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá công tác kiểm soát nội bộ của đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi:

Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

Bảng 2.1: Thang trung bình và đánh giá Likert

Mức Khoảng điêm Ý nghĩa

5 4.2 - 5.00 Rất đồng ý

4 3.40 - 4.19 Đồng ý

3 2.60 - 3.39 Không ý kiến

2 1.80 - 2.59 Không đồng ý

1 1.00 - 1.79 Rất không đồng ý

- Quy trình thiết kế bảng hỏi

Bước 1: Bảng câu hỏi ban đầu được xây dựng dự trên sự tham khảo các câu hỏi liên quan tới yếu tố chất lượng dịch vụ SERVQUAL của (Parasuraman and et al, 1988) có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Bước 2: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)