5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã xây
dựng được quy chế kiểm soát nội bộ khá chặt chẽ, hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tác nghiệp. Hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên quản lý rủi ro tác nghiệp bằng một số biện pháp nội bộ như kiểm tra hai tay trên nhiều mảng, phân lập trách nhiệm, phân cấp quyền truy cập, duyệt giao dịch nhiều tầng, có quy định về việc ban hành quy định khoán và phân phối tiền lương … để
đảm bảo bảo mật thông tin của ngân hàng và khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng tài sản của ngân hàng sai mục đích. Thêm vào đó, các chương trình đào tạo cho cán bộ công nhân viên với nội dung nâng cao khả năng xử lý và quản lý thông tin, tránh sơ suất cũng thường xuyên được tổ chức, qua đó xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Thứ hai, việc thiết lập các nút kiểm soát trong quy trình các mặt nghiệp vụ
khá hợp lý, có tác dụng ngăn ngừa gian lận thông qua việc kiểm duyệt của kiểm soát viên ở hầu hết các chốt kiểm soát quan trọng.
Thứ ba, các thủ tục kiểm soát tương đối đồng bộ, hợp lý đã góp phần hạn
chế tương đối các gian lận trong các hoạt động ngân hàng. Thủ tục kiểm soát được xây dựng trên nguyên tắc "bốn mắt", có nghĩa là bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng có hai người cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt) theo nguyên tắc “bốn mắt”; các bộ phận kiểm soát làm nhiệm vụ kiểm tra chéo phần việc của các bộ phận khác; thêm nữa định kỳ bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra hoạt động của tất cả các phòng ban và cuối cùng là nhóm làm việc về rủi ro nhóm họp hàng tháng nhằm thảo luận và đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề rủi ro hoạt động trọng yếu của ngân hàng. Mô hình này có thể đảm bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát được rủi ro, đồng thời hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đã chú trọng vào công tác truyền thông định kỳ cập nhật các thông tin liên quan tới các vụ việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng cùng với những bài học kinh nghiệm để gửi tới toàn bộ cán bộ nhân viên, đặt hòm thư góp ý tại các điểm giao dịch; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin tố giác gian lận; sử dụng phần mềm hiện đại để kiểm tra logic trong mọi nghiệp vụ để đưa ra những trường hợp nghi vấn sớm...
Thứ tư, công tác kiểm tra sau của bộ máy kiểm soát nội bộ cũng đã đóng
góp khá tích cực cho việc nâng cao chất lượng hoạt động tại các chi nhánh của Ngân hàng bằng việc phát hiện sai phạm. Các sai phạm đã nêu trên đều là vi phạm quy chế của Ngân hàng. Mức độ ảnh hưởng của những sai phạm này đối với ngân hàng cũng như các tổn thất (kể cả tổn thất tiềm tàng) do những sai phạm này đem lại rất khó lượng hoá bởi nó tạo ra những kẽ hở cho người vay lợi dụng.
Khi xảy ra tranh chấp có liên quan, những sai phạm này tăng khả năng thất thiệt cho ngân hàng. Hàng loạt các sai phạm được phát hiện thông qua công tác kiểm tra đã được chỉnh sửa kịp thời. Các sai phạm mang tính chất gian lận như giả mạo chữ ký, lập khống hồ sơ vay vốn, thụt két ngân hàng… đến những sai sót nhỏ như thiếu chữ ký của khách hàng vay trên các chứng từ… đều có thể gây tổn thất cho ngân hàng hoặc đưa ngân hàng vào tình thế bất lợi sau này. Với sự phát hiện và chấn chỉnh bổ sung của kiểm soát nội bộ, chất lượng hoạt động đã tăng lên rất nhiều.