5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Hoàn thiện chế tài thưởng phạt nghiêm minh đảm bảo tính răn đe
Chế tài thưởng phạt mang tính chất kinh tế là công cụ khá hữu hiệu trong các công ty trên toàn thế giới nhằm khuyến khích nhân viên trong công tác nghiệp vụ. Chế tài thưởng phạt cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận và sai sót (rủi ro nghiệp vụ) trong ngân hàng, khuyến khích nhân viên tự hoàn thiện việc thực hiện nhiệm vụ, có ý thức nhắc nhở và tố giác những hành vi sai phạm trong ngân hàng.
Chế tài thưởng phạt phải gắn với trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị tham gia quy trình nghiệp vụ. Chế tài thưởng phạt phải đủ mạnh, đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa các sai phạm. Do đó, chế tài xử phạt cần đảm bảo các nguyên tắc :
Việc áp dụng các hình thức xử lý phải đủ mạnh, đủ khả năng răn đe để không tái diễn vi phạm.
Việc xử lý phải đúng người, đúng trách nhiệm, các hành vi vi phạm xảy ra tại bộ phận nào thì bộ phận đó chịu trách nhiệm. Nhiều bộ phận liên quan trực tiếp đến một hành vi vi phạm thì các cá nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm và các đơn vị đó đều bị xử lý.
Việc áp dụng biện pháp đánh vào kinh tế và quyền lợi như giảm trừ lương kinh doanh, các khoản tiền thưởng, giảm trừ thi đua, khen thưởng, của cá nhân, đơn vị vi phạm.
Khi các hành vi vi phạm trong các nghiệp vụ của ngân hàng được xác định là đã gây ra thiệt hại vật chất cho ngân hàng thì sẽ bị xử lý trách nhiệm vật chất thông qua các hình thức như cách chức, chuyển công tác với vị trí thấp hơn…
Hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-HCNS ngày 26/10/2016 về việc ban hành quy định khoán trả lương và thù lao đối với người lao động. Điểm hạn chế Quyết định này mới chỉ thực hiện xử phát các sai sót mang lỗi tác nghiệp, các lỗi không tuân thủ đầy đủ quy trình quy định của nhà nước của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và hình thức xử phạt chỉ dừng lại ở việc căn cứ vào phiếu giao việc, kết quả báo cáo công việc hàng tháng, căn cứ vào các lối sai phạm trong tháng để đánh giá xếp loại cán bộ hàng tháng để thực hiện chi trả thù lao lao động cho cán bộ. Quy chế này lại không quy định về
hình thức xử phạt đối với các sai phạm, sai sót dẫn đến rủi ro mất vốn của ngân hàng, do đó chưa đảm bảo tính nghiêm minh, chưa là công cụ đủ mạnh để tăng cường giáo dục, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, góp phần phòng ngừa,ngăn chặn và khắc phục hậu quả các vi phạm, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Do vậy NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng một chế tài xử phạt đủ mạnh, gắn trách nhiệm của các cá nhân với các rủi ro mất vốn đó. Các hình thức xử phạt phải rõ ràng đúng người, đúng trách nhiệm với các sai phạm xảy ra.
Trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập và là hoạt động tiềm ần nhiều rủi ro nhất. Vì vậy với khả năng hiểu biết của mình, tác giả đề xuất xây dựng quy chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể trong hoạt động tín dụng như sau :
Nguyên tắc xác định, xử lý trách nhiệm
- Xác định và xử lý đúng người, đúng trách nhiệm. - Khách quan, minh bạch và công bằng.
- Xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức xử lý gắn với thái độ của cán bộ có hành vi vi phạm trong việc tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả.
Các trường hợp xem xét xử lý trách nhiệm
Có hành vi vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng gây ra nợ xấuđược phát hiện thông qua kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ, đột xuất hoặc theo kết luận chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Cơ quan điều tra, Kiểm toán Nhà nước) và cơ quan kiểm toán độc lập.
Tỷ lệ nợ xấu gộp của Chi nhánh cao hơn tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng theo quy định tại Quy chế này.
Có các hành vi che dấu nợ xấu hoặc không phát hiện vi phạm.
Thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm
Đối với các hình thức xử lý về tổ chức, điều hành thì tuân thủ nguyên tắc cấp nào có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ thì cấp đó có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm.
Đối với các hình thức xử lý về thi đua, khen thưởng, xét hoàn thành nhiệm vụ thì thuộc về Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng xét hoàn thành nhiệm vụ các cấp.
Căn cứ xử lý trách nhiệm
Việc xử lý trách nhiệm được áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ dưới đây: Có một hoặc một số hành vi vi phạm trước khi cấp tín dụng:
- Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng không có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo không trung thực kết quả thẩm định, số liệu, thông tin liên quan đến khoản tín dụng dẫn đến người có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng không chính xác;
- Tư vấn cho khách hàng thành lập nhiều pháp nhân khác nhau nhằm trốn tránh sự kiểm soát của ngân hàng về giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan để vay được nhiều tiền của ngân hàng;
- Thẩm định đề xuất cho vay không thực hiện các bước của quy trình cấp tín dụng như ký duyệt cho vay không đúng thẩm quyền,… dẫn đến khoản vay thất thoát hoặc không thu được nợ gốc và lãi.