Nâng cao trình độ đào tạo đối với cán bộ đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 119 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Nâng cao trình độ đào tạo đối với cán bộ đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát

Từ những phân tích tại chương 3 cho thấy thấy trình độ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chưa cao. Số lượng cán bộ thực sự làm nhiệm vụ kiểm soát hiện nay ở Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn ít so với nhu cầu. Đa số cán bộ chỉ giỏi về một nghiệp vụ kiểm soát mà không nắm vững tổng thể các hoạt động ngân hàng trong khi bộ máy kiểm tra nội bộ hiện tại của ngân hàng lại tổ chức theo hướng đòi hỏi mọi kiểm tra viên phải nắm vững tất cả các mặt nghiệp vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó cán bộ phòng kiểm soát hiện nay có độ tuổi cao, sức ỳ lớn, cập nhật, tiếp thu, lĩnh hội thông tin chậm, giải quyết công việc chủ yếu dập khuân, máy móc và không có kiến thức pháp luật một cách bài bản. Đó là điều không thể và dẫn đến lãng phí năng lực. Do đó, ngân hàng cần xây dựng được một cơ chế kiểm soát hữu hiệu và có hệ thống. Trên cơ sở tổ chức lại hệ thống kiểm soát nội bộ, các kiểm toán viên nội bộ sẽ được đào tạo theo hướng chuyên môn hoá, tập trung vào một mặt nghiệp vụ nhưng vẫn phải có cái nhìn tổng quát và thấy được mối liên hệ giữa các khâu trong quy trình nghiệp vụ, qua đó phục vụ tốt cho công tác kiểm toán nội bộ. Cụ thể:

- Đối với nguồn nhân lực làm công tác kiểm soát nội bộ:

Ban lãnh đạo cần bố trí nhân sự và cơ sở vật chất cho bộ máy kiểm soát nội bộ về mặt số lượng cũng như chất lượng phải tương xứng với cách thức và qui mô công việc của kiểm soát viên. Cần phải đảm bảo kiểm soát viên nội bộ luôn có một trình độ nghiệp vụ phù hợp với bước phát triển mới nhất trong quá trình hoạt động và kinh doanh được kiểm tra, kiểm soát. Kiểm soát viên phải có kiến thức chuyên môn được cập nhật về kiểm soán và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực được kiểm soán. Như vậy họ mới có năng lực và trình độ kiểm tra giám sát một cách đúng đắn và hiệu quả, qua đó sẽ góp phần nâng cao năng lực của hệ thống

Thực tế tại một số đơn vị thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay vẫn có suy nghĩ coi nhẹ công tác kiểm soát nội bộ nên bố trí những cán bộ không làm được việc, hoặc những cán bộ không biết sắp xếp vào đâu thì cho làm kiểm soát nội bộ. Đó là quan điểm hết sức sai lầm và cần được xác định lại. Cần phải bố trí những cán bộ nhân viên giỏi có đủ năng lực vào làm kiểm soát nội bộ. Vì cán bộ làm kiểm soát nội bộ phải là những người giỏi, am hiểu toàn diện về các nghiệp vụ nên họ là những người có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp.

Đối với các kiểm soát viên cần xây dựng và quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện của một kiểm soát viên nội bộ ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Đối với các chức danh như Trưởng phòng Kiểm soát, phó Trưởng phòng kiểm soát, trưởng phòng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ, trưởng phòng kiểm soát nội bộ khu vực nên có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ tài chính cấp hoặc Chứng chỉ hành nghề Kiểm toán nội bộ do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ tài chính cấp. Khuyến khích kiểm tra viên thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia hoặc kiểm toán viên nội bộ, đồng thời tạo điều kiện cho kiểm toán viên luôn cập nhật kiến thức và thực hiện công việc của mình theo những chuẩn mực tốt nhất.

Về nguồn kiểm soát viên, không nên chỉ dựa vào nguồn tại chỗ như hiện nay mà mở rộng nguồn tuyển dụng. Việc tuyển dụng nên căn cứ vào nhu cầu và những kỹ năng cần bổ sung cho bộ phận kiểm soát nội bộ. Nguồn có thể là những người đã làm việc ở các công ty kiểm toán độc lập đã được trang bị khá đầy đủ những kiến thức và kỹ năng về kiểm toán. Hoặc những người có kỹ năng chuyên sâu về một số lĩnh vực nhất định ví dụ như kỹ sư công nghệ thông tin, hoặc chuyên gia về thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ...Khi được đào tạo thêm về kiểm soát, những người này sẽ trở thành nòng cốt trong kiểm soát các lĩnh vực đặc thù mà họ có kinh nghiệm.

 NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cần phải hình thành một mô hình đào tạo thường xuyên và kiểm tra chất lượng đội ngũ kiểm soát viên nội bộ. Công tác đào tạo kiểm soát viên nội bộ được tiến hành trên 4 lĩnh vực:

+ Kiến thức chung về nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức về pháp luật, kiến thức kinh tế, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kiểm soát, kiến thức về công nghệ thông tin.

+ Kỹ năng kiểm tra, kiểm toán. + Kỹ năng giao tiếp.

+ Cấp chứng chỉ cho những người đủ tiêu chuẩn.

Đồng thời nên mở các khoá đào tạo và thuê chuyên gia từ các công ty kiểm toán độc lập hoặc các trường đại học. Ngoài ra khuyến khích việc đào tạo tại chỗ giữa những kiểm toán viên cùng đơn vị.

 Xây dựng chính sách đào tạo, luân chuyển cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ sang làm kiểm soát nội bộ và cũng có chính sách ưu tiên khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ kiểm soát nội bộ vào những vị trí cao hơn vì kiểm soát viên giỏi thường có cái nhìn khái quát về toàn thể hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về kiểm soát và quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)