Bổ sung các thủ tục kiểm soát trong quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 117 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Bổ sung các thủ tục kiểm soát trong quy trình

Để khắc phục những hạn chế của thủ tục kiểm soát nội bộ của Ngân hàng như đã phân tích trong chương 2, có thể bổ sung thêm các biện pháp kiểm soát như sau:

(i) Kiểm tra chéo định kỳ giữa các cán bộ nghiệp vụ liên quan với nhau trong nội bộ chi nhánh. Ví dụ trong hoạt động tín dụng, hàng năm Ban lãnh đạo Chi nhánh, Phòng Kiểm soát nội bộ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc yêu cầu thành lập các đoàn tự kiểm tra các nghiệp vụ trong nội bộ Chi nhánh, đoàn/tổ kiểm tra

bao gồm các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm về các nghiệp vụ đó, tổ chức tự rà soát đánh giá việc tuân thủ quy trình, quy định của các bộ phận liên quan.

Với hình thức tự kiểm tra này sẽ giúp cho các bộ phận nghiệp vụ tự nhìn nhận ra những sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ từ đó biết rút kinh nghiệm đồng thời có hình thức chỉnh sửa phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, quy định.

(ii) Thực hiện luân chuyển cán bộ theo các phương thức:

- Luân chuyển cán bộ nghiệp vụ trong nội bộ chi nhánh và giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn.

- Luân chuyển kiểm soát viên định kỳ (giám đốc, trưởng các bộ phận nghiệp vụ liên quan) giữa các chi nhánh, PGD hoặc có thể cho những người này nghỉ phép trong một khoảng thời gian ngắn, bố trí người khác phụ trách tiếp công việc.

Ưu điểm của việc luân chuyển cán bộ này là:

Đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ, năng lực thực tiễn để giúp các chi nhánh, các Phòng giao dịch tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ tại đơn vị.

Tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng; giúp cán bộ trưởng thành và phát triển toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực thực tiễn trong những năm tiếp theo; chủ động tạo nguồn cán bộ bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thông qua các hoạt động và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành ở cơ sở.

Góp phần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa công tác luân chuyển cán bộ dần trở thành nề nếp thường xuyên; từng bước xóa bỏ những quan điểm và thói quen cũ trong công tác cán bộ hiện nay như: khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị, không muốn nhận người từ các đơn vị khác luân chuyển đến; tâm lý thoả mãn, trì trệ của nhiều cán bộ chỉ muốn chọn nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ hoặc lên chức nhưng không tích cực nỗ lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ, giải quyết công việc mang tính thụ động và hiệu quả thấp.

Góp phần quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro, nâng cao khả năng ngăn ngừa gian lận và phát hiện sai sót tại các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh xa trung tâm, tình trạng kiểm soát lơi lỏng. Đây là các biện pháp quản lý từ xa, giảm thiểu chi phí tổ chức đoàn kiểm tra và có thể ngăn ngừa gian lận hơn là phát hiện và khắc phục hậu quả của gian lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)