5. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động KSNB tại NHNo&PTNT Việt
- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Tiêu chí đánh giá hoạt động KSNB tại NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên yêu cầu cần phải làm rõ nhiều tiêu chí mang tính định tính và định lượng. Do đó, sử dụng hệ thống tiêu chí hỗn hợp đảm bảo được khắc phục sự phiến diện trong nghiên cứu. Các tiêu chí sẽ bổ sung bổ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá vấn đề nghiên cứu được đầy đủ, toàn diện hơn.
Tiêu chí đánh giá hoạt động KSNB bao gồm 4 cấu phần, cụ thể là: môi trường kiểm soát, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin.
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.
Tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro là quy trình định dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín dụng, cụ thể bao gồm (i) việc xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) việc định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro, và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
Tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý điều hành đặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan.
Tiêu chí đánh giá hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng.
Chương 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại (NHTM) lớn nhất Việt Nam mà trong đó, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một chi nhánh được tách ra hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh từ năm 1998, khi bắt đầu quá trình chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại số 279 Đường Thống Nhất - Phường Gia Sàng - Thành phố Thái Nguyên. Là một thành viên hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam, có con dấu riêng và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo&PTNT Việt Nam.
Chính thức thành lập theo quyết định số 400/CT của Thủ tướng Chính phủ, nhưng NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ tháng 6 năm 1988, khi có Nghị định 53/HĐBT được ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và Điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã tập trung khắc phục những yếu kém trước đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Qua hơn 29 năm hoạt động, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, với triết lý kinh doanh: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG”, và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “TRUNG THỰC, KỶ CƯƠNG, SÁNG TẠO, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ”, xây dựng NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức NHNo&PTNT Việt Nam nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Ngân hàng. NHNo&PTNT Việt Nam cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất kinh doanh. NHNo&PTNT Việt Nam xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp NHNo&PTNT Việt Nam phát triển bền vững.
Với tư cách là trung gian chu chuyển vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được phân cấp theo chiều dọc:
NHNo&PTNT tỉnh (Chi nhánh Loại I)
NHNo&PTNT Thành phố, Thị xã, Huyện (Chi nhánh loại II)
PHÒNG GIAO DỊCH
Được phân bố về tận huyện, phường (xã)... để các hộ tiện quan hệ vay vốn và thanh toán góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch.
Với sự phân cấp như vậy, ngân hàng đã thực sự trở thành bạn đồng hành của người dân trong quá trình phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức của các phòng ban ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Hình 3.1: Bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh
(Nguồn: Phòng Tổng hợp NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Bộ máy tổ chức tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có 08 phòng ban, 11 Ngân hàng loại II và 19 Phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng loại II. Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban cùng nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc và được phân định rõ ràng như sau:
- Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Giám đốc và 03 đồng chí phó Giám đốc trực tiếp làm công tác chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh được phân công rõ ràng từng phần hành công việc cho từng đồng chí lãnh đạo.
- Các phòng chức năng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo và trực tiếp tác nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng:
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám
Phòng KHD N Phòng Kế toán - ngân quỹ Phòng KH HSX&CN Phòng Điện toán Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng KTKS nội bộ NHNo& PTNT chi nhánh Huyện Phú Lương Ban Giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Phòng Dịch vụ & marketing Phòng Tổng hợp NHNo&P TNT chi nhánh Huyện Phú Bình NHNo& PTNT chi nhánh TP Sông Công NHNo&P TNT chi nhánh TX Phổ Yên NHNo& PTNT chi nhánh Huyện Đồng Hỷ NHNo& PTNT chi nhánh Huyện Đại từ NHNo&P TNT chi nhánh Huyện Võ Nhai NHNo &PTN T chi nhánh Thành Phố TN NHNo&P TNT chi nhánh Huyện Định Hoá NHNo&P TNT chi nhánh Sông Cầu
khách hàng tập trung đầu tư cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng doanh nghiệp. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
+ Phòng khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng hộ sản xuất và cá nhân nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín, cho vay thông qua tổ liên kết: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu vả gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền, hồ sơ tín dụng theo qui định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng hộ sản xuất theo phạm vi được phân công.
+ Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh loại II trực thuộc. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
+ Phòng điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, làm dịch vụ tin học.
+ Phòng dịch vụ và marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến
phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dich, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.
+ Phòng Tổng hợp: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.
+ Phòng kế hoạch nguồn vốn: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.
+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua (năm 2014-2016) nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua (năm 2014-2016)
3.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn phổ biến, gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với các loại kỳ hạn khác nhau, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, hoặc giấy tờ có giá. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, là nền tảng tạo động lực tự chủ để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế và thị phần trên địa bàn. Do đó, ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, Chi nhánh đã thường xuyên quan tâm và đẩy mạnh hoạt động này. Hoạt động huy động vốn có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm, thể hiện tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn gửi và theo thành phần kinh tế của Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Tổng NVHĐ 7.500 8.643 10.275 15% 19%
Nguồn vốn theo kỳ hạn gửi
1. TG không KH 650 759 1.017 17% 34%
2. TG dưới 12 tháng 3.960 4.824 5.727 22% 19% 3. TG từ 12 tháng trở lên 2.890 3.060 3.531 6% 15%
Nguốn vốn theo thành phần kinh tế
Tiền gửi của tổ chức 675 951 1.028 41% 8%
Tiền gửi dân cư 6.825 7.692 9.248 13% 20%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên)
Agribank tỉnh Thái Nguyên luôn xác định nguồn vốn là nền tảng cho hoạt động ngân hàng. Mặc khác các ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nên công tác huy động vốn không đơn thuần là chức năng mà còn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cùng hệ thống các chi nhánh trực thuộc trong toàn tỉnh đã huy động được nguồn vốn lớn với mức tăng trưởng khá qua các năm (từ 2014 đến 2016). Với nhiều sản phẩm và các kỳ hạn huy động phong phú, đặc biệt liên tục có các chương trình tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất và giải thưởng rất hấp dẫn do vậy trong những năm gần đây kết quả huy động đạt khá cao, năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 8.643 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2014, đến năm 2016 tổng nguồn vốn lên đến 10.275 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015.
Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, do trong những năm gần đây có sự biến động liên tục của lãi suất. Vì vậy, người dân thay vì gửi
tiết kiệm có kỳ hạn dài trên 12 tháng bằng những thời hạn ngắn hơn để có thể kịp thời chuyển đổi kỳ hạn khi lãi suất thay đổi. Bên cạnh đó nguồn vốn trung, dài hạn cũng tăng trưởng khá qua các năm điều này giúp ngân hàng ổn định và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn trung, dài hạn đầu tư tín dụng cho những dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, thường ở con số từ 90% trở lên. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng tăng dần nhưng vẫn ở mức thấp. Các tổ chức kinh tế thường mở tài khoản thanh toán nên lãi suất mà ngân hàng phải trả chỉ là lãi không kỳ han. Nếu Ngân hàng tăng được lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế thì sẽ tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh tiền tệ.
3.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, Agribank đã cung cấp cho Agribank nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp theo từng đối tượng vay, theo đó là những phương thức cho vay phù hợp, cụ thể:
* Cho vay từng lần
Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Agribank chi nhánh Thái Nguyên lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.
* Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Phương thức áp dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với khách