Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam Ch

nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua (năm 2014-2016)

3.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn phổ biến, gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với các loại kỳ hạn khác nhau, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, hoặc giấy tờ có giá. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, là nền tảng tạo động lực tự chủ để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế và thị phần trên địa bàn. Do đó, ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, Chi nhánh đã thường xuyên quan tâm và đẩy mạnh hoạt động này. Hoạt động huy động vốn có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm, thể hiện tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn gửi và theo thành phần kinh tế của Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Tổng NVHĐ 7.500 8.643 10.275 15% 19%

Nguồn vốn theo kỳ hạn gửi

1. TG không KH 650 759 1.017 17% 34%

2. TG dưới 12 tháng 3.960 4.824 5.727 22% 19% 3. TG từ 12 tháng trở lên 2.890 3.060 3.531 6% 15%

Nguốn vốn theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của tổ chức 675 951 1.028 41% 8%

Tiền gửi dân cư 6.825 7.692 9.248 13% 20%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên)

Agribank tỉnh Thái Nguyên luôn xác định nguồn vốn là nền tảng cho hoạt động ngân hàng. Mặc khác các ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nên công tác huy động vốn không đơn thuần là chức năng mà còn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cùng hệ thống các chi nhánh trực thuộc trong toàn tỉnh đã huy động được nguồn vốn lớn với mức tăng trưởng khá qua các năm (từ 2014 đến 2016). Với nhiều sản phẩm và các kỳ hạn huy động phong phú, đặc biệt liên tục có các chương trình tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất và giải thưởng rất hấp dẫn do vậy trong những năm gần đây kết quả huy động đạt khá cao, năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 8.643 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2014, đến năm 2016 tổng nguồn vốn lên đến 10.275 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015.

Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, do trong những năm gần đây có sự biến động liên tục của lãi suất. Vì vậy, người dân thay vì gửi

tiết kiệm có kỳ hạn dài trên 12 tháng bằng những thời hạn ngắn hơn để có thể kịp thời chuyển đổi kỳ hạn khi lãi suất thay đổi. Bên cạnh đó nguồn vốn trung, dài hạn cũng tăng trưởng khá qua các năm điều này giúp ngân hàng ổn định và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn trung, dài hạn đầu tư tín dụng cho những dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, thường ở con số từ 90% trở lên. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng tăng dần nhưng vẫn ở mức thấp. Các tổ chức kinh tế thường mở tài khoản thanh toán nên lãi suất mà ngân hàng phải trả chỉ là lãi không kỳ han. Nếu Ngân hàng tăng được lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế thì sẽ tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh tiền tệ.

3.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, Agribank đã cung cấp cho Agribank nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp theo từng đối tượng vay, theo đó là những phương thức cho vay phù hợp, cụ thể:

* Cho vay từng lần

Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Agribank chi nhánh Thái Nguyên lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.

* Cho vay theo hạn mức tín dụng

- Phương thức áp dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với khách

hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. - Xác định hạn mức tín dụng:

+ Agribank chi nhánh Thái Nguyên sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng.

+ Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó Agribank chi nhánh Thái Nguyên xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp.

Nguyên lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

- Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định của Tổng giám đốc Agribank,

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cùng khách hàng thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng.

- Quản lý hạn mức tín dụng:

+ Agribank chi nhánh Thái Nguyên phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.

+ Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; Agribank chi nhánh Thái Nguyên xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thỏa thuận điều chính hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng.

+ Ký kết hạn mức tín dụng mới: Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực khách hàng gửi Agribank chi nhánh Thái Nguyên phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng Agribank chi nhánh Thái Nguyên thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới.

- Xác định thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn Agribank chi nhánh Thái Nguyên nhưng tối đa không quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.

* Cho vay theo hạn mức đầu tư

- Agribank chi nhánh Thái Nguyên cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Agribank chi nhánh Thái Nguyên cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ.

- Thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

- Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thỏa thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

- Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, thì Agribank chi nhánh Thái Nguyên có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó.

* Cho vay trả góp

Agribank chi nhánh Thái Nguyên và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

* Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Agribank chi nhánh Thái Nguyên chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động Agribank chi nhánh Thái Nguyên hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Agribank. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Agribank về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc Agribank.

* Cho vay theo hạn mức thấu chi

Là việc cho vay mà Agribank thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

3.1.3.3. Kết quả tài chính

Bảng 3.2. Kết quả tài chính giai đoạn từ năm 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chênh lệch lãi suất huy động và lãi

suất cho vay 4.8% 4.3% 3.89%

1. Tổng thu nhập 690 840 955

2. Tổng chi phí 380 530 657

3. Tổng lợi nhuận 200 240 295

Trong đó: lợi nhuận từ hoạt động tín

dụng 176 204 256

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên)

Với kết quả nguồn vốn, dư nợ như trên, theo đó lợi nhuận của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cũng đạt kết quả khá tốt, lợi nhuận năm sau tăng cao hơn năm trước, năm 2015 tổng lợi nhuận đạt 240 tỷ, tăng 20% so với năm 2014, đến năm 2016 lợi nhuận đạt 295 tỷ, tăng 23% so với năm 2015. Trong đó lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại luôn chiếm tỷ trọng trên 85% trong tổng lợi nhuận. Có thể nhận thấy rằng mặc dù hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng nó lại mang đến cho Ngân hàng nguồn lợi nhuận đáng kể.

3.1.3.4. Kết quả phản ánh chất lượng tín dụng

Bảng 3.3. Phân loại nợ tại Agribank chi nhánh Thái Nguyên

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2015/ 2014 (%) 2016/ 2015 (%) Nhóm 1 5.427 95,21 6.356 95.29 8.040 95,11 17,11 26,49 Nhóm 2 234 4,11 265 3.97 345 4,08 13,24 30,18 Nhóm 3 15 0,26 20 0.30 28 0,33 33,33 40 Nhóm 4 13 0,23 12 0.18 0.2 0.00 (7,6) (0,98) Nhóm 5 11 0,19 17 0.25 40.0 0,47 54,5 135 Tổng dư nợ 5.700 100 6.670 100 8.453 100 Nhóm nợ xấu (3+4+5) 39 49 68 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1 0,73 0,85

Qua bảng 3.3 phân loại nợ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ta có thể thấy chất lượng tín dụng luôn được quan tâm, tỷ lệ nợ xấu luôn trong tầm kiểm soát của Agribank Thái nguyên ( dưới 1%). Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích bản chất của vấn đề thì ta thấy cơ cấu nợ xấu có vấn đề, nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm vì nợ nhóm 5 luôn biến động tăng. Năm 2016 là 40 tỷ đồng, chiếm 0,47% trên tổng dư nợ của Chi nhánh, tăng 135% so với năm 2015, nợ nhóm 5 là khoản nợ có mức độ rủi ro cao nhất và có khả năng Ngân hàng sẽ phải xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)