7. Đóng góp của luận văn
1.2. Sơ lược về cảm quan đôthị trong văn học Việt Nam
1.2.4. tài đôthị trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay
Đề tài đô thị sau 1975 gắn liền với cuộc sống thị dân nhiều thay đổi. Nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của văn hóa - xã hội. Nhiều tác giả viết về đề tài đô thị như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Phong Điệp,
Nguyễn Danh Lam, Đỗ Tiến Thụy, Kiều Bích Hậu, Nguyễn Trương Quý, Thụy Anh, Đỗ Bích Thúy…
Nhà văn Ma Văn Kháng cũng có những tác phẩm hay về đô thị như tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Tác phẩm báo động lối sống của xã hội buổi giao thời, không ít cá nhân sống ích kỷ, vụ lợi, đầy dục vọng. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của gia đình truyền thống trong cuộc sống mới, dù nó cũng đang rạn nứt.
Nguyễn Khải đã có nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống và con người Hà Nội, được tập hợp trong hai tập truyện: Một người Hà Nội (1990) và Hà Nội trong mắt tôi (1995). Ông viết văn để trải tấm lòng mình với mảnh đất từng gắn
bó, nhiều duyên nợ, và phản ánh vùng đất kinh đô chứa đựng nhiều điều hấp dẫn, bí ẩn, nhất là trong tầng sâu văn hoá, lối sống, các giá trị tinh thần của người Hà Nội luôn mời gọi và là một dư địa cho ngòi bút ưa tìm tòi, triết lí. Truyện ngắn Một người Hà Nội kể những chuyện về bà Hiền và gia đình bà trong một
khoảng thời gian dài suốt mấy chục năm, chủ yếu từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Hà Nội được giải phóng cho đến những năm đầu đổi mới. Thông qua nhân vật bà Hiền – một “hạt bụi vàng” cặm cụi, lưu giữ những nét văn hóa của thủ
đô ngàn năm, tác giả thể hiện niềm tin vào những giá trị tốt đẹp đã được hình thành và xây đắp từ bao đời sẽ được đặt lại đúng với vị trí của nó. Cũng như mọi thứ xô bồ, hỗn tạp của Hà Nội hiện thời chỉ là những rác nổi trên bề mặt của đời sống, rồi đến lúc nó sẽ bị cuốn đi, để một Thủ đô với 1000 năm văn hiến, sự thanh lịch của người Tràng An sẽ trở lại.
Nguyễn Huy Thiệp có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn về đề tài đô thị. Ông nhìn cuộc sống và con người đô thị bằng thái độ lạnh lùng, sắc lẹm. Ở đó, con người biến dạng với những giành giật, toan tính, vụ lợi, ích kỷ (Tướng về hưu, truyện Huyền thoại phố phường). Đó là cuộc sống xô bồ tạp nham trong
giả trá. Nó cũng thể hiện sự hoài nghi về lối sống, tương lai của tầng lớp thị dân.
Một tác giả khác cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của con người nơi phố thị là Hồ Anh Thái. Ông cho ra mắt tập truyện Tự sự 265 ngày -
câu chuyện tự kể của anh công chức Nhà nước về thời gian 265 ngày làm việc ở cơ quan. Nhà văn phản ánh quá trình một công chức bằng mọi giá ngoi lên từng nấc thang danh vọng qua bức chân dung méo mó, hài hước, xấu xí và có phần cay nghiệt. Ở đô thị vẫn còn vương lại thói tủn mủn của thời bao cấp, và thói học đòi thời mở cửa.
Trong khi đó, Nguyễn Việt Hà là nhà văn viết về đô thị với cái nhìn từ bên trong. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên nặng lòng với thủ đô là điều không hề khó hiểu. Trước tình trạng dân cư ở thủ đô mỗi lúc một nhiều, ông càng xót xa và quý mến những con người Hà Nội thực sự. Với ông, có những kẻ ba đời ở thủ đô vẫn không thể là người Hà Nội được vì những quá khứ bất hảo của chính ông cha họ vẫn còn để lại theo cái gien tiểu thị dân lưu manh. Nguyễn Việt Hà cho Hà Nội là “vùng trũng” văn hóa, nơi tiếp nhận, giao thoa văn hóa của mọi miền. Hà Nội vừa lắng đọng cái tinh hoa, trong trẻo lại vừa chứa cái cặn bã, ô hợp. Hà Nội như bức tranh nhiều mảng màu, bên ngoài cái đông vui náo nhiệt là dòng chảy âm thầm của sự tù túng, xấu xa. Ông viết một loạt các tác phẩm như: tập truyện ngắn
Của rơi, các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, tạp văn Con giai phố cổ.
Cũng là một tác giả trẻ, Nguyễn Trương Quý có tới sáu cuốn sách viết về đề tài đô thị (bối cảnh Hà Nội). Anh viết tản văn Tự nhiên như người Hà Nội
(2004), Ăn phở rất khó thấy ngon (2008), Hà Nội là Hà Nội (2010), Xe máy tiếu ngạo (2012), Còn ai hát về Hà Nội (2013). Năm 2014, tác giả ra mắt tập truyện
Dưới cột đèn rót một ấm trà. Đó là cái nhìn đầy yêu thương, trăn trở, tự hào về một không gian văn hóa – kiến trúc của thị thành.
Cũng viết về đề tài đô thị, ta không thể không kể đến hàng loạt sáng tác của họa sĩ – nhà văn Đỗ Phấn. Ông đã dùng con mắt hội họa, những cảm nhận tinh tế của một họa sĩ và rung động của người yêu văn viết nên hàng loạt tác phẩm về cuộc sống, con người đô thị - thủ đô Hà Nội như tiểu thuyết Vắng mặt,
Rừng người, Chảy qua bóng tối, Con mắt rỗng, Ruồi là Ruồi, Gần như là sống… Không kể hàng loạt tập truyện ngắn, tản văn của ông đã được xuất bản
và đăng rải rác trên các trang web.
Trong dòng mạch đó, Phong Điệp với hàng loạt các tiểu thuyết viết về đề tài đô thị như: Lạc chốn thị thành, Blogger, Ga kí ức đã mang đến cho người đọc
cái nhìn về đô thị từ góc độ của những người từ ngoại vi đến với thị thành với nhiều suy tư và âu lo.