Con người với ký ức về quá khứ và quê nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 61 - 64)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Cảm quan về con người đôthị

2.2.2. Con người với ký ức về quá khứ và quê nhà

Cư dân đô thị trong các tiểu thuyết của Phong Điệp đa phần là dân nhập cư ngoại tỉnh. Họ coi đô thị như một vùng đất hứa, và đến đô thị với khát vọng đổi đời hoặc để rũ bỏ quá khứ gắn với cuộc sống đau buồn nơi làng quê. Nhung, Kiều sau bốn năm học đại học ở Hà Nội, ra trường, để chờ đợi một công việc tử tế, tuy phải sống những tháng ngày lay lắt, khốn khổ, chán chường, mệt mỏi, rồi có lúc tuyệt vọng nhưng chưa bao giờ bao giờ họ có ý định quay lại quê nhà. Ngay cả trong lúc hoang mang với cuộc sống đô thị Nhung cũng quyết bám trụ. Kiều cũng không muốn về quê, cô không muốn tiếp tục phải đối diện với ánh mắt luôn soi mói thiếu thiện cảm và giọng điệu đay nghiến suốt ngày của bà mợ, càng không muốn cậu tiếp tục buồn và phải lo lắng quá nhiều cho mình. Dù tương lai có thế nào Kiều cũng không muốn quay lại nơi “chỉ cất toàn những kỉ niệm buồn của

cuộc đời mình.”. Oanh dù không đỗ đại học cô cũng không muốn trở về quê. Khát

vọng làm giầu bằng con đường kinh doanh đã níu chân cô lại với phố phường. Còn Phương, khát vọng có hộ khẩu, có nhà, có tiền ở Hà Nội đã khiến cô chấp

nhận làm gái bao. Với Phương về quê, đồng nghĩa với thất bại, là lạc hậu, là đói nghèo, là tăm tối. Hạ trong Blogger cũng mang theo khát vọng như Nhung, Kiều, Oanh, Phương. Tốt nghiệp đại học cô cũng muốn ở lại thành phố. Chỉ là nhân viên thư viện quèn cho một Viện nghiên cứu, có một anh người yêu đẹp trai, hiền lành ở thành phố đã khiến cho mẹ cô luôn tự hào với làng xóm. Cô là niềm mơ ước của bao cô gái ở miền quê nghèo. Sự tự hào và kì vọng của mẹ đã vô tình chắn lối, khiến cô chưa bao giờ có ý định quay lại quê nhà khi gục ngã nơi đô thị.

Hối hả với vòng quay cơm áo những tưởng miền kí ức, hình bóng quê nhà sẽ chìm lắng, lãng quên. Thế nhưng, trong tâm hồn những người dân nhập cư luôn có một vùng đất để trở về, quá khứ luôn ám ảnh hiện hữu. Nhân vật kết nối những hành khách còn lại trong chuyến tàu trên Ga kí ức chính là cô, một bác sĩ tâm thần, sống ở thành phố nhưng luôn mang theo hình ảnh xóm Chùa Cuối cùng những câu hỏi day dứt về sự ra đi bí ẩn của người cha sau nhiều năm không có lời giải đáp. Xóm Chùa Cuối đã lên phố, dấu vết của làng cũ không còn, những con người cũ cũng không còn. Mỗi lần trở lại, trong cô là những câu hỏi đau đáu:

“Ông Sì nuôi cá giống - giờ ở đâu? Cô Thu làm nhang - giờ ở đâu?. Bác Cương xuất khẩu lao động - giờ ở đâu?... Thằng Tùng đen như cơm cháy giờ ở đâu? Ở đâu?.”[22, tr. 8-9]. Cô lần tìm từng dấu vết rồi, hình dung rõ rệt khung cảnh xóm Chùa Cuối xưa: “Chỗ này là cái máy nước công cộng. Ngày xưa cả xóm chỉ có mỗi cái máy nước bao cấp”. “Chỗ này trước là cây cầu”. “Trận lũ ấy.”, “Ngày ấy ”. Nào là: “Chỗ này đây này... Ngày xưa chỗ này là nhà cô... Ngày xưa, cả nhà cả cửa trông vào đàn lợn mà sống.”[22, tr. 11, 13]. Quá khứ về xóm Chùa Cuối gắn liền với mẹ cô, đặc biệt luôn gợi ra kỉ niệm buồn về sự ra đi bí ẩn của cha. Cô chưa khi nào thôi day dứt rồi tự hỏi: “Vì sao bố bỏ đi? Không ai giải đáp

cho cô. Bao nhiêu năm qua câu hỏi ấy cứ bám diết lấy cô, không cho cô yên, chừng nào chưa có lời giải.” [22, tr. 73]. Sau nhiều năm, cô vẫn liên tục đặt đặt

ra hàng loạt những giả thuyết để trả lời cho việc bố cô bỏ đi trong quá khứ: “Có phải bố tiếp tục nhận một nhiệm vụ quan trọng hơn nên phải ra đi? Có phải bố

muốn vợ con phải khổ vì mình nên ông đã lẳng lặng bỏ ra đi? Có phải sau chiến tranh, bố bị bệnh mộng du, nên đã bỏ nhà ra đi vào lúc cơn bệnh phát tác? Có phải...???.” [22, tr.153]. Cô nhận ra: “Sự biến mất đột ngột của bố, dù muốn hay không đã khiến phần đời sau này của cô trở nên trống trải và vô nghĩa. Cô tự hiểu rằng, chỉ khi nào có được lời giải đáp thấu đáo ngọn ngành cho sự ra đi ấy thì cô mới trở lại trạng thái cân bằng.” [22, tr.154]. Trong trạng thái chông chênh khi vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho quá khứ, cô lại rơi vào tình trạng hoài nghi chính mình: “Cô là ai? Là ai đây?”, “Thành phố của cô đâu? Cô đã sai ư?”, “Tại sao mẹ lại lẩn tránh ký ức?”, “Bà phải chăng chính là cô của ba mươi năm nữa?”, “Cô có đủ can đảm để tiếp tục hành trình sống ấy không?”[22]. Quá khứ ám ảnh khiến cô thấy sợ tình yêu: “Lâu nay cô thờ ơ với những người đàn ông đi qua đời mình. Vì cô chưa bao giờ yêu. Cô sợ yêu, rồi những người đàn ông lại bỏ đi, không kèm theo một lí do nào hết. Cô sợ sẽ như mẹ, một lúc nào đó, đứng câm lặng trên ban công tầng thứ 24, nuôi duy nhất một ý nghĩ trong đầu là buông bỏ mọi thứ cho gió cuốn đi.” [22, tr.198]. Cùng ở Ga kí ức, nhân vật y cũng luôn bị ám ảnh bởi quá khứ và vùng đất quê hương y. Y là bệnh nhân của cô, y chạy trốn khỏi “mảnh đất bị yểm bùa”, những tưởng y sẽ thoát, những tưởng ồn ào đô thị sẽ làm y quên đi những lạnh lẽo, chết chóc của làng cũ, và căn bệnh truyền kiếp sẽ không bám theo y. Nhưng quá khứ không buông tha y, ám ảnh y cả lúc tỉnh lẫn lúc mơ: “Trong những giấc ngủ, y cố chống cự với kí ức xâm lấn vào các cơn mơ ngày một dày hơn. Nó khiến y mòn mỏi. Tinh thần rệu rã. Y không tài nào thoát ra khỏi phòng sách mốc xỉn của bố. Đám mèo hoang chạy huỳnh huỵch trên mái nhà. Tất cả bủa vây lấy y, chi phối từng nhịp thở của y, y càng không muốn nhớ thì kí ức ấy càng giày vò y. Và những cơn đau đầu bắt đầu giày vò y.” [22, tr.138].

Làng cũ ám ảnh y, hai chị cũng luôn đến với y trong từng giấc chập chờn: “Trong những cơn mơ day dứt về làng cũ, y vẫn gặp hai chị. Mắt mở to. Nhìn y không chớp mắt. Và không cười.” [22, tr.138]. Quá khứ không chỉ ám ảnh mà còn dằn vặt y, thúc giục y trở về: “Chẳng phải nhiều đêm y đã nhung nhớ, đã vật vã mãi

nữa thì việc bỏ đi cũng để lại trong lòng y sự ăn năn, hối hận. Từng có lúc y muốn quay trở về. Khi thấy không chịu nổi tâm thế cô đơn lạc loài nơi phố xá. Nếu vậy thì thành phố không níu giữ y làm gì nữa. lòng dạ y ở đâu, thì y hãy tìm về nơi đó. Y hãy đi đi. Về tiếp tục hàn gắn những kí ức mà sống. Để khỏi phải ăn năn.”[22, tr.148]. Với y quá khứ đã chảy trong huyết quản, theo từng nhịp thở, ám ảnh, thúc bách, khiến y đau đớn, vật vã. Càng trốn chạy y càng bị ám ảnh, càng xa lánh y càng đau khổ. Có lẽ, Phùng là nhân vật duy nhất tỉnh táo, thực tế trong Ga kí ức. Dù đã tuyên bố : “Phải đi thôi. Dứt bỏ ký ức mà đi thôi” [22, tr. 187], “Ký ức là ký ức. Cái gì có phận sự của cái ấy. Không thể đắm chìm mãi với ký ức. Cái cuộc sống phía trước mới thực sự là cuộc sống của mình” [22, tr. 227] thì vẫn không thể lẩn tránh ký ức, khi phải đối diện, phải giải quyết điều xảy ra với người mẹ yêu quý vì bà không thể thích nghi với cuộc sống hiện đại do Phùng tạo dựng, mà trong thâm tâm Phùng ngỡ là tất cả. Bà là sản phẩm của quá khứ, bà là người sống với ký ức. Nếu Phùng không chấp nhận ký ức ấy, không biết chia sẻ với ký ức ấy, mẹ con anh chỉ còn là hai sinh thể sống được kết nối bằng mối dây của tình mẫu tử đang dần dà có xu hướng lỏng lẻo. Có thể thấy mỗi nhân vật trong Ga kí ức của Phong Điệp đều gắn bó với một miền quê. Ám ảnh, day dứt với ký ức về quê hương như là một cách để chối bỏ đô thị và thanh lọc tâm hồn con người đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)