Điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 82 - 85)

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Ngôi kể và điểm nhìn

3.2.2.1. Điểm nhìn bên trong

Điểm nhìn bên trong thể hiện quá trình tư duy và cảm xúc. Khác với điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong chỉ xuất hiện khi người trần thuật nhập vào cuộc sống nội tâm, phân tích, mổ xẻ cảm xúc hoặc để nhân vật tự bộc lộ. Như vậy, điểm nhìn bên trong là cái cảm thấy, biểu hiện bằng tự quan sát, tự thú nhận hoặc người trần thuật dựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện và cảm nhận thế giới. Ở Phong Điệp, tuy vẫn còn ảnh hưởng của văn học truyền thống trong việc xây dựng mạch truyện được triển khai từ cái nhìn tương đối ổn định, đó là cái nhìn “biết trước tất cả” của người kể chuyện ngôi thứ ba. Nhưng với sự

đổi mới của văn học nhất là tiểu thuyết đương đại viết về đô thị, Phong Điệp đã có ý thức trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật, tạo dựng điểm nhìn và tái hiện điểm nhìn để khám phá đời sống. Sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật đã được nhà văn khai thác có chủ ý đã trở thành phương thức trần thuật quen thuộc, đồng thời thể hiện được sự sáng tạo và chủ ý kí thác quan niệm, tư tưởng của nhà văn. Trong ba tiểu thuyết Phong Điệp sử dụng điểm nhìn bên trong - phương thức trần thuật ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” ở hai dạng thức: dạng thức thứ nhất, một người kể chuyện xưng “tôi” kể tất cả mọi chuyện; dạng thức thứ hai nhiều người kể chuyện xưng “tôi” kể các câu chuyện khác nhau.

Ở dạng thức thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” kể tất cả mọi chuyện

được Phong Điệp sử dụng triệt để ở tác phẩm Lạc chốn thị thành. Ở tác phẩm này Phong Điệp muốn mang đến cho người đọc một bức tranh đô thị từ một góc nhìn khác, góc nhìn của những người trẻ, đặc biệt là góc nhìn của những người trẻ từ tỉnh lẻ chen chân đến các đô thị, coi đô thị như một miền đất hứa, tìm mọi cách để bám trụ lại. Toàn bộ câu chuyện được kể qua góc nhìn của Kiều, một cô sinh viên trường luật, sau khi tốt nghiệp đã tìm mọi cách để tồn tại, mưu sinh và lập nghiệp nơi đô thị. Lạc chốn thị thành được tạo dựng từ chính cảm nhận, phân tích, lý giải về cuộc sống đô thị của Kiều. Qua góc nhìn của Kiều đô thị hiện ra không có bóng dáng của một miền đất hứa. Cuộc sống đô thị chẳng dễ dàng gì. Để tồn tại và mưu sinh những con người ấy phải làm đủ nghề, chịu đủ thứ áp lực, phải cạnh tranh, phải giành giật thậm chí hãm hại lẫn nhau để tồn tại. Đằng sau vẻ hào nhoáng, xa hoa của đô thị là đầy rẫy những cạm bẫy không ít những người trẻ như Oanh, như Phương vướng vào để phải nhận hậu quả cay đắng. Ở môi trường đô thị con người phải thay đổi để thích nghi, có sự thay đổi để sống tốt hơn như Kiều, Nhung, nhưng cũng có sự thay đổi làm con người ta tha hóa cả lối sống lẫn nhân phẩm như Oanh, Phương, Ân, Vân. Như vậy tác phẩm Lạc chốn thị thành điểm nhìn tập trung bên trong được tổ chức xoay quanh điểm nhìn của

thông qua điểm nhìn, cách suy nghĩ của một nhân vật. Qua cách trần thuật như thế, nhà văn muốn làm nổi bật thế giới nội tâm cũng những suy nghĩ cá nhân của nhân vật về đời sống đô thị. Chính từ điểm nhìn bên trong của một cô gái giàu nghị lực như Kiều, chấp nhận dấn thân, chấp nhận cơ cực nhưng không chấp nhận đánh mất mình trước những cám dỗ vật chất, không chấp nhận bán rẻ cả tâm lẫn thân để có cuộc sống đủ đầy về mặt vật chất Phong Điệp đã thể hiện được niềm tin vào những người trẻ, niềm tin về những con người như Kiều, như Nhung, như Nam, hay thậm chí là Oanh và Phương. Dù có khó khăn cơ cực nhưng chính sự kiên cường của tuổi trẻ, sự hướng thiện của những con người dù đã lầm lạc chắc chắn họ sẽ tìm được lối đi đúng đắn, tìm được cho mình chỗ đứng vững chắc nơi đô thị nhiều gian truân, vất vả.

Ở dạng thức thứ hai, nhiều người kể chuyện xưng “tôi” kể các câu chuyện khác nhau. Những nhân vật xưng tôi này, chỉ kể những câu chuyện họ biết và họ không hề biết chuyện của những cái “tôi” khác. Ở tiểu thuyết Blogger, Phong Điệp đã để nhiều cái tôi tham gia kể chuyện. Cái “tôi” ấy có thể là Phong một

“blogger” nổi tiếng kể chuyện về mình, kể chuyện về nhân vật do mình sáng tạo

ra, hay những chuyện về những người bạn của Phong, cái “tôi” đó có thể là mẹ Quân người yêu Hạ, một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết do Phong tạo ra. Ngoài những cái tôi cụ thể, trong Blogger có hàng loạt cái tôi không xác định được cụ thể tham gia kể chuyện, cái “tôi” ấy có thể là một bạn của Phong, trong nhóm

Hội những người thích tự do mà cô quen qua sự giới thiệu của Diệp, cái “tôi”

không xác định có thể là một người qua đường kể về Hạ, một trong số những khách mời chứng kiến sự có mặt của Hạ trong đám cưới của Quân, hay đó là lời kể của những nhân vật đến viếng đám ma của Phong, của Hạ. Trong Blogger, Phong Điệp còn tạo ra những cái “tôi” là bạn đọc kể chuyện của mình khi tương tác với Phong một “blogger” nổi tiếng. Việc để nhiều nhân vật kể chuyện về mình và kể chuyện về người khác tạo nên những mạch truyện bộn bề, lồng ghép vào nhau như những bộn bề của cuộc sống đô thị. Có thể thấy rằng việc đặt điểm nhìn

tích mổ xẻ cảm xúc của nhân vật. Thông qua điểm nhìn bên trong khi người kể chuyện là nhân vật trong tác phẩm, Phong Điệp đã tái hiện lại những suy nghĩ, những trạng thái xúc cảm của họ: tâm trạng chán nản, hoài nghi, sự xót thương, sự giận dữ, những nỗi đau khổ của cư dân đô thị được hiện nên một cách trung thực và sống động trước mắt người đọc.

Tóm lại, điểm nhìn trần thuật bên trong của nhân vật có vai trò rất lớn trong việc thể hiện con người bên trong, bởi đó là điểm nhìn của nhân vật, nhà văn để cho nhân vật của mình tự biểu hiện. Từ điểm nhìn bên trong, tác phẩm đã rất thành công trong việc tái tạo và khám phá thế giới nội tâm nhân vật, một thế giới với nhiều cung bậc, phong phú mà không kém phần phức tạp của đời sống cư dân đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)