7. Đóng góp của luận văn
2.2. Cảm quan về con người đôthị
2.2.1. Con người trong cuộc mưu sinh và lập nghiệp
Khi cuốn Lạc chốn thị thành ra đời, Phong Điệp đã tâm sự: “Tôi luôn muốn viết về cuộc sống của những người trẻ tuổi, trước ngưỡng của cuộc đời, trong đó có tôi và rất nhiều bạn bè. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng thật khó để kiếm tìm cho mình một chỗ đứng trong cuộc đời. Con đường mưu sinh, lập nghiệp ấy có lúc thật khốc liệt...”[16]. Không chỉ có trong Lạc chốn thị thành, ở Blogger, Ga kí ức những trang viết của chị thấm đẫm sự đồng hành và cảm thông ấy ta luôn bắt gặp hình ảnh những sinh viên tốt nghiệp, những nhân viên văn phòng, những người lao động đủ loại, đủ nghề nhất là những sinh viên nữ ngoại tỉnh về thành phố lập nghiệp đều vật vã trong cuộc mưu sinh nơi phồn hoa đô hội.
Ám ảnh bởi sự mưu sinh lập nghiệp nên trang của Phong Điệp hầu như thiếu vắng sự thụ hưởng. Đọc Đỗ Phấn ta dễ dàng nhận ra hầu hết các nhân vật thị dân lâu đời trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn đều có một vốn kiến thức ẩm thực dày dặn. Tất cả các món ăn từ đơn giản đến phức tạp đều được họ chế biến, thưởng thức như một môn nghệ thuật. Thế giới nhân vật của Phong Điệp chủ yếu là những nhân vật xuất thân từ tỉnh lẻ. Vậy nên, “ Tứ cô nương” Kiều, Oanh, Nhung, Phương trong Lạc chốn thị thành của Phong Điệp thì chế biến và thưởng
chẳng thể. Bệnh viêm màng túi mãn tính của những sinh viên tỉnh lẻ xa nhà, đối diện với thực tế thất nghiệp, thường trực với sự nghiệp ăn bám kéo dài thì có cái để cho no cái dạ dày đã là điều may mắn. Họ thèm thuồng trước món quà nghèo, và coi là thú vui không dễ mấy ai có được khi được ăn món “quẩy nóng”. Phong Điệp tạo ra cái cảm giác hạnh phúc cho nhân vật của mình thật giản đơn nhưng cũng thật hiếm hoi trong cuộc mưu sinh lập nghiệp. Hạnh phúc với họ chỉ là “buổi tối mùa đông căm căm rét, mấy đứa chúng tôi được xì xụp ngồi quanh chảo quẩy nóng, chờ cho những cục bột bé tí xíu trong chớp mắt biến thành những thanh quẩy vàng bóng, giòn tan, làm thỏa những miệng háu ăn. Thêm chút nước chấm có vị thơm của tỏi đập dập, vị tê tê cay cay của tương ớt, và hơi bếp ấm cúng lan tỏa quanh mình thì thật chẳng có thú vui nào bằng.”[16, tr. 11]. Trong cuộc mưu
sinh, đôi khi kiếm được chỗ làm, có một nơi để ngủ, có cơm để ăn dù thu nhập chỉ là 300.000 ngàn đồng một tháng cũng khiến những người thất nghiệp như Kiều trong Lạc chốn thị thành mừng đến rơi nước mắt. Ngay cả đến Phùng trong
Ga kí ức, một doanh nhân thành đạt, hắn không thiếu tiền, hắn sẵn sàng bỏ ba triệu đồng để mua cả một tiệm tạp hóa toàn bim bim, bỏng ngô, bánh kẹo cho trẻ con làng Bình Yên, hắn đón mẹ lên thành phố sống với đầy đủ tiện nghi và chăm sóc mẹ với những điều kiện vật chất tốt nhất. Thế nhưng, với bản thân thì hắn chẳng sống xa hoa để bù đắp cho tuổi thơ thiếu thốn tủi nhục, cũng chẳng vung tiền ăn chơi trác táng để trả thù đời. Hắn vùi đầu vào công việc, hắn không thở ra được lúc nào rảnh rỗi nên việc hưởng thụ lại càng không có trong dự định thiết kế tương lai của hắn. Có lẽ, sự tằn tiện của một phụ nữ đã trải qua nhiều nỗi vất vả cơ cực để tồn tại nơi đô thị đã giúp chị hiểu sâu sắc những niềm vui bé nhỏ của bốn cô gái trong Lạc chốn thị thành và sự tằn tiện với chính mình của Phùng trong Ga kí ức.
Vắng bóng những trang viết về ăn mà ngay cả uống và vui chơi thì Phong Điệp cũng đề cập hết sức mờ nhạt. Với Cơ hội của chúa Nguyễn Việt Hà để cho
mác rượu Tây: Johny Walker, Remy Martel, Gordon, Martini. Còn trong văn Đỗ Phấn thói quen ăn sáng uống cà phê tồn tại như một điều thiết yếu của cuộc sống thị thành. Nhân vật của Phong Điệp không phải đám quan chức tai to mặt lớn được xài tiền chùa vô tội vạ, hiếm những doanh nhân thành đạt tiêu tiền như nước, cũng chẳng có đám thị dân trung lưu, quanh quẩn chỉ là những lao động bình dân nên không gian giải trí của họ đa phần là không gian công cộng miễn phí hoặc rẻ tiền. Nam trong Lạc chốn thị thành dù đã đi làm nhưng anh cũng chỉ đủ khả năng rủ Kiều đi xem ca nhạc, đến khi u uất muốn trút bầu tâm sự với Kiều thì Nam cũng chỉ đề nghị cô đến quán trà Đài Loan, rồi nuốt bao đau đớn tủi hổ không nói được thành lời cùng với chai rượu và một đĩa lạc rang trước mặt Kiều. Sự gắn bó của cặp Quân và Hạ trong Blogger cũng ít xuất hiện những địa điểm giải trí như vũ trường, nhà hàng thậm trí cả nhà nghỉ, ngay đến cả việc làm tình của họ cũng diễn ra chẳng mấy thi vị, lúc ở gốc cây, khi ở bãi cỏ và đa phần là ở nhà trọ vừa rẻ tiền vừa tiện lợi, vừa sẵn có.
Để bám trụ nơi thành phố, tiếp tục nuôi những hi vọng về một tương lai tốt đẹp, nhân nhân vật của chị chấp nhận vất vả, làm đủ nghề khác nhau để sống. Đồng hành và thấm đẫm sự cảm thông của người trong cuộc, Phong Điệp để người đọc thấy được vị mặn chát trong cuộc mưu sinh của mỗi nhân vật. Kiều và Nhung trong Lạc chốn thị thành là nhân vật tiêu biểu. Tốt nghiệp đại học, dù không xin được việc nhưng cả hai đều không muốn về quê. Dù nhiều lúc cảm thấy hoang mang, chán chường khi phải quăng quật ròng rã mấy tháng trời kiếm tìm việc làm nơi Hà thành nhưng ý định bám trụ lại, tiếp tục tìm kiếm cơ hội lập nghiệp nơi đô thị của các cô chưa khi nào từ bỏ. Nhung đã từng tuyên bố khi lâm vào hoàn cảnh bi đát của sự thất nghiệp: “Nói thì nói vậy thôi, chứ tao quyết ở lại. Đây mới chính là đất sống của tụi mình. Chứ về quê, lại ngồi nhẵn đít bên bàn giấy cho người khác sai vặt, lương ba cọc ba đồng, đầu óc mỗi ngày lại mụ đi. Sống thế tao chẳng chơi” [16, tr. 57]. Phong Điệp tỏ ra đồng tình với phát ngôn của Nhung. Các cô tìm mọi cách để ở lại thành phố không đơn thuần để tìm
sôi nổi, say mê, cống hiến để trưởng thành trong môi trường đầy mới mẻ của những tháng năm tuổi trẻ. Vậy nên Phong Điệp để hai cô làm đủ thứ việc:“bán hàng trong hội chợ, phát hàng khuyến mại, tiếp thị bia, phát tờ bướm quảng cáo, làm phiếu thăm dò khách hàng...” [16, tr. 41], mạo hiểm làm nhân viên thử việc trong quán rượu, chấp nhận làm gia sư tạm thời, làm nhân viên bán hàng tại hiệu kính thuốc, thử việc trong văn phòng luật trước khi có một công việc tử tế. Ngoài hai nhân vật Nhung và Kiều trong Lạc chốn thị thành, Phong Điệp tiếp tục xây dựng hình ảnh những người trẻ nhất là nhân vật nữ vất vả trong cuộc mưu sinh lập nghiệp nơi đô thị thông qua nhân vật Oanh trong Lạc chốn thị thành. Không bằng cấp, Oanh khó có cơ hội chen chân vào các công sở. Cô buôn bán đủ thứ để sống từ giày dép, đồ lưu niệm, quần áo, mỹ phẩm cao cấp, sau bao thăng trầm cô tiếp tục buôn bán đồ lưu niệm bằng chất liệu gốm sứ. Có thể thấy rằng, bóng dáng các nhân vật với sự vất vả cơ cực nơi thành thị thật thân thuộc với Phong Điệp. Hình ảnh Nhung, Kiều, Oanh có thể chính là hình ảnh bạn bè của chị hay chính chị hóa thân trên trang viết. Phong Điệp quan sát cuộc sống của con người đô thị từ chính trải nghiệm của một người xuất thân từ tỉnh lẻ. Vậy nên, trang viết của chị thấm đẫm sự đồng cảm và sẻ chia khi nhìn sâu vào số phận của từng nhân vật.
Không dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài những vất vả, cơ cực của những con người đến từ tỉnh lẻ, Phong Điệp còn đi sâu phản ánh những góc khuất, những nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần, những vết thương không khi nào lành được, những khó khăn bế tắc, những dồn đẩy của xã hội khiến nhân vật phải trốn chạy hoặc không ít lần tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Phong Điệp xót xa cho cái giá quá đắt mà họ phải chịu cho cuộc sống đô thị. Trong Lạc chốn thị thành, so với Phương và Oanh thì sự lo lắng miếng cơm manh áo, và nỗi ám ảnh về sự thất nghiệp của Nhung và Kiều vẫn còn hạnh phúc. Với Phương với cái vẻ bên ngoài đủ đầy, những lọ nước hoa đắt tiền, những chuyến du lịch dài ngày với ông bố nuôi cũng không giấu được nỗi nhục nhã, ê chề khi chấp nhận làm gái bao
hạ và biến thành trò mua vui thì Phương nhận ra tình trạng thê thảm của bản thân, cô lặng lẽ biến mất khỏi người thân và bạn bè để không phải đối diện với quá khứ ô nhục của mình. Oanh còn thê thảm hơn. Cô biến thân xác mình làm vốn tự có để kiếm lời, phải phá thai, cuối cùng nhiễm HIV. Cô đã chọn cái chết nhiều lần để giải thoát cho chính mình nhưng không thành. Tuy được che chở trong tình yêu thương của Nhung, Kiều nhưng nỗi đau của thân xác, nỗi nhục nhã của tinh thần vẫn luôn đeo đẳng cô. Ngoài nhân vật trong Lạc chốn thị thành, Phong
Điệp còn xây dựng nhân vật Hạ trong Blogger cũng trở thành nhân vật chịu nhiều
đau khổ cho cuộc mưu sinh của mình. Hạ là một cô gái tỉnh lẻ, ra trường cô cũng không thể tự mình xin được một công việc tử tế. Nhờ những mối quan hệ của Quân, cô được vào làm tại một viên nghiên cứu với chân nhân viên thư viện. Để giữ chân cho một công việc nhàm chán trong khi khối người thất nghiệp, Hạ chấp nhận trở thành kẻ yếu thế trong cơ quan, bị biến thành con mồi cho lão sếp đê tiện săn đuổi trong trò chơi “săn gái”, là vật hi sinh cho các cuộc đấu đá nội bộ, là người cam chịu trước mọi oan ức, cô đã cố tìm việc khác, nhưng sự sĩ diện với tấm bằng đại học, và cũng muốn đẹp mặt với xóm làng khi làm cho một cơ quan nhà nước nên Hạ chấp nhận mọi sự buồn tẻ, nhàm chán, uất ức, tủi nhục, bế tắc. Có lẽ miếng cơm manh áo làm cho con người ta hèn mọn đi. Hay cũng vì những lí do mưu sinh khác mà người ta chấp nhận làm những việc người ta ghê tởm. Nam trong Lạc chốn thị thành lâm vào hoàn cảnh thật trớ trêu và cũng oái oăm. Vì món nợ ân tình với Vân, chủ văn phòng luật Chính Nghĩa, với tấm bằng đỏ trong tay, vậy mà, Nam phải chấp nhận “làm cái công việc bẩn thỉu, mạt hạng” mà anh cảm thấy “nhục nhã” là kiếm gái cho khách hàng, rồi “trong lúc họ làm những chuyện nhớp nhúa ấy thì anh ngồi ngoài, chầu chực như một con chó canh cổng bảo vệ chủ.” [16, tr. 225-226]. Nỗi nhục đến đỉnh điểm khi chính anh bị tên khách hàng người Úc đè anh ra cưỡng hiếp. Cái giá cho sự mưu sinh thật quá sức chịu đựng với anh. Ơn đã trả, Nam không đủ can đảm để đối diện với những nỗi nhục nhã, anh đã nghỉ việc ở văn phòng luật Chính Nghĩa. Có thể thấy rõ, viết về
Phong Điệp không hề hư cấu, chị viết một cách chân thực khách quan như chính cuộc sống vốn thế. Tạo dựng hàng loạt những khó khăn, những biến cố cho từng nhân vật đối diện để vượt quan hay thể hiện mình là cách chị giúp người đọc có cái nhìn đa chiều và thực tế với những người trẻ nơi đô thị. Mỗi khó khăn, mỗi thử thách là một trải nghiệm sống đáng quý. Mỗi vấp ngã là một bài học để người trẻ trưởng thành. Chắc hẳn, mỗi bước đường đời nơi đô thị của người trẻ, nhất là người trẻ đến từ ngoại tỉnh sẽ không bao giờ đơn độc. Sự đồng hành của Phong Điệp sẽ giúp họ có thêm niềm tin để bước tiếp.
Kiểu mẫu nhân vật lập nghiệp là lựa chọn của nhiều nhà văn khi viết về đô thị hay viết về người trẻ. Viết về nhân vật lập nghiệp, mỗi tác giả sẽ thấy được số phận nhân vật trong một môi trường đầy hấp dẫn, cám dỗ và đầy cạm bẫy. Môi trường ấy có thể giúp con người đổi đời nhưng cũng có thể kéo con người xuống vực thẳm. Phong Điệp đến Hà Nội với hai bàn tay trắng và hành trang để bước vào đời làm tấm bằng đại học, Phong Điệp không chỉ muốn bám trụ được ở nơi Hà Thành, mà chị còn muốn lập nghiệp cho mình tại đây dù cho phải trải qua bao thăng trầm vất vả. Ta không lạ khi các tiểu thuyết của chị hầu như vắng bóng những cậu ấm, cô chiêu ăn chơi trác táng, hay những nhân vật mà đường đời trải sẵn hoa hồng, hoạn lộ hanh thông. Nhân vật chính của chị chủ yếu là người trẻ, ngụp lặn trong cuộc mưu sinh, lăn lộn trên đường đời, tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội không chỉ để kiếm miếng ăn mà còn để khẳng định giá trị của bản thân. Khó khăn có thể làm họ gục ngã nhưng sự khát khao, đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ giúp họ đứng dậy đi tiếp và vững vàng trên đôi chân của mình. Với ánh mắt nhìn chứa nhiều thiện cảm nên hầu hết nhân vật lập nghiệp của chị đều giàu nghị lực sống. Kiều và Nhung trong Lạc chốn thị thành dù trải qua nhiều sóng gió nhưng với nỗ lực vươn lên mạnh mẽ và niềm tin vào những điều tốt đẹp cả hai cô cuối cùng đã tìm được việc làm có ý nghĩa cho bản thân và xã hội. Phương và Oanh sau những sai lầm của tuổi trẻ, các cô đã phải trả cái giá quá đắt cho những toan tính thực dụng của mình. Dù nhiều lần tự tử không thành
vọng sống, khát vọng lập nghiệp vẫn chảy trong huyết quản đã giúp cô tiếp tục mơ ước kinh doanh của mình bắt đầu lại với việc mở cửa hàng bán đồ lưu niệm. Còn Phương sau biến cố cuộc đời cô không trượt dài trong sự tha hóa, lần đầu tiên trong đời cô sống bằng chính sức lao động của mình khi cô có việc làm tại Sài Gòn. Ngoài các nhân vật trong Lạc chốn thị thành, nhân vật Phùng trong Ga kí ức được coi là hình mẫu tiêu biểu của kiểu nhân vật lập nghiệp. Tất nhiên, Phong Điệp không có chủ ý xây dựng hình ảnh lí tưởng cho giới trẻ, với chị mọi hình ảnh lí tưởng có lẽ sẽ mang nhiều hư cấu. Điều chị mong muốn mang lại cho người đọc nhất là các bạn trẻ một động lực để sống tốt đẹp, động lực ấy phải bắt nguồn từ hiện thực mới có sức thuyết phục cao. Nhân vật Phùng với tuổi thơ đầy tủi nhục đã biết vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân mình bằng chính nỗ lực cá nhân, đi du học trong hoàn cảnh không còn viện trợ, trong lúc mọi người buông xuôi, mất hi vọng, Phùng đã xoay sở đủ cách để không chỉ có tiền tồn tại, tiền gửi về cho mẹ, mà anh còn lập xưởng may mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mình, cho mọi người nơi đất khách. Khát vọng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn cơ cực để khẳng định mình, để xây dựng sự nghiệp cho mình, cống hiến cho xã hội là khát vọng cao đẹp của tuổi trẻ. Phong Điệp không hô hào, nhưng sự chân thực trong các tác phẩm của chị lại có sức thuyết phục lớn cho những lí tưởng không hề xa vời đó.
Trong tiểu thuyết viết về đô thị của Đỗ Phấn hình ảnh con người được khắc họa có nhiều cám cảnh, tàn lụi, xót xa. Họ là những thực thể cô đơn, trống rỗng, tẻ nhạt, ơ hờ, bất lực và tuyệt vọng. Còn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà có nhân vật tuổi trẻ nhưng luôn hoang hoải, thiếu khát vọng sống, tồn tại không