Không gian thành thị đầy bất trắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 92 - 99)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.3.1.1. Không gian thành thị đầy bất trắc

Cũng viết về không gian đô thị, chân dung phố phường hiện lên trong văn Đỗ Phấn vô cùng chi tiết, tỉ mỉ, từ góc phố cà phê, cây bàng cụt, cửa ô đầy khói đến những công viên xanh li ti lá phượng. Một Hà Nội xưa cũ hiện về qua những hàng cây và mặt hồ, qua mùi cà phê thơm nồng ngõ phố, qua làn khói thuốc của những nghệ sỹ trầm ngâm. Đó là hình ảnh một không gian đô thị đẹp, một đô thị dung chứa nhiều đường nét của làng quê thanh bình. Hồ Tây như một bức tranh xinh xắn. Không gian nơi đây không chỉ đẹp, mà còn thơm ngát mùi hương huyền bí của sen trăm cánh, loài hoa được người Hà Nội dùng để ướp trà. Còn Nguyễn Việt Hà dành nhiều trang viết để làm nổi bật không gian Hồ Tây lung linh huyền ảo trong những buổi hoàng hôn. Viết Cơ hội của chúa, nhà văn

cũng để cho các nhân vật hay xuất hiện ở những khách sạn sang trọng, gặp nhau ở sân quần vợt, hay giải trí ở những quầy bar, hộp đêm, cửa hàng Karaoke. Không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà mang dáng vẻ lãng mạn, kiêu bạc của chất Hà Nội gốc. Đó là không gian sinh tồn, không gian văn hóa, lịch sử. Ngoài miếng cơm manh áo, Nguyễn Việt Hà khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của nó. Với Phong Điệp, nhà văn nhìn đô thị đơn thuần là một không gian sinh tồn. Trong thế giới thành thị của chị nhân vật phải đối diện với miếng cơm manh áo hàng ngày, để kiếm được đồng tiền, để có vị trí trong công việc, địa vị xã hội. Con người trong môi trường ấy không khỏi giành giật, bon chen thậm chí hãm hại nhau. Bởi vậy không gian thành thị là không gian chứa đầy bất trắc.

Sự bất trắc của thành thị được Phong Điệp khai thác khá nhiều ở một không gian quen thuộc với người trẻ nhập cư, những người lao động nghèo khó đó là không gian phòng trọ. Nhà trọ dưới cảm quan đô thị riêng của Phong Điệp không chỉ chật chội, tồi tàn mà còn trở nên thiếu an toàn, nhiều nguy hiểm rình rập. Trụ lại với Hà Nội, sau bốn năm yên ổn với kí túc xá của đại học. Kiều trong Lạc

chốn thị thành không thể ngờ ngoài nỗi lo kiếm tiền để mưu sinh thì việc kiếm được một chỗ để ở cũng không hề dễ dàng. Ban đầu cô may mắn vì được ở với Phúc, một cô bạn cùng học đại học trong một khu trọ dù chật chội nhưng không xô bồ và khá an toàn. Yêu, cả tin và bị lợi dụng, Phúc đã tìm mọi cách phá thai khiến cô suýt mất mạng nơi phòng trọ, gia đình đã phải đón cô về quê. Kiều không thể ở lại nơi ám ảnh đó nên cô đã phải chuyển nhà trọ. Một không gian yên ổn, thấy được cảm giác an toàn nơi đô thị đầy bất trắc thật không phải dễ dàng với những người như Kiều. Cuộc tìm kiếm nhà trọ như một cuộc trường chinh mệt mỏi. Phong Điệp khiến người đọc sởn gai ốc khi trước mỗi không gian phòng trọ nơi Kiều đặt chân đến: “Nhà gì mà chỉ là mấy mảnh cót ép quây kín nằm cạnh sông, sực nức mùi bùn rữa. Người qua đường “quá đà” thò tay vào là quờ được tới tận giường ngủ. Nói dại chứ có ai vứt tàn thuốc lá xuống là đi tong như chơi. Có nhà nằm trong xóm liều, kim tiêm của dân nghiện vứt đầy dưới chân tường, máu dính vẫn còn tươi ròng.” [16, tr. 67]. “Một nhà khác thì nhà cửa quá nhếch nhác, lại nằm cạnh bãi tha ma hoang hoác gió.” [16, tr. 164]. Không gian chật chội, nhạt nhẽo, vô hồn khiến Kiều hoang mang không biết bắt đầu cuộc sống nơi phòng trọ mới như thế nào: “10 mét vuông rỗng tuếch với những vệt vôi quét tường loang lổ chỗ đậm chỗ nhạt. Tôi bần thần nhìn căn phòng không biết mình nên bắt đầu như thế nào.” [16, tr. 178]. Đô thị quả là không yên ổn. Cũng học Đại học rồi trụ lại ở thành phố, Hạ trong Blogger phải chật vật trăm bề để kiếm được một công việc. Xin được một suất làm nhân viên thư viện, tưởng chừng như mọi thứ đều đã đi vào guồng quay của sự ổn định nhưng đó lại là khởi đầu cho chuỗi ngày nhân vật rơi vào hoang mang và trống rỗng. Tuy không chật vật, khốn khổ đi tìm nhà trọ như Kiều nhưng không gian nhà trọ của Hạ cũng chẳng khác gì. Nơi đó chật hẹp, “thoang thoảng mùi nước mắm, mùi dầu hỏa” [18, tr. 53], là nơi đều đặn vào mỗi thứ bảy, Quân đến xem tivi một cách uể oải và giải tỏa dục tính của hắn một cách sỗ sàng. Hậu quả sau đó là Hạ có thai ngoài ý muốn và phải gián tiếp triệt mầm của một sự sống đang nảy nở trong bụng mình. Sự lặp đi lặp

ảnh. Con số vô hồn là tiêu chuẩn vàng cho mỗi ô của một đoàn tàu mang tên nhà trọ không chỉ gợi sự chật chội, mà luôn là nỗi buồn, sự kinh hoàng với những người đã đi qua.

Không gian bất trắc của thành thị không chỉ đến từ những căn phòng trọ tồi tàn, Phong Điệp luôn nhận thấy sự bất an đằng sau sự xa hoa hào nhoáng của những ngôi biệt thự, sự yên bình của những ngôi nhà khang trang. Sau nhiều ngày mệt mỏi không tìm được nhà trọ Kiều bất đắc dĩ phải đến tạm ở nhờ trong ngôi biệt thự của ông “bố nuôi” Phương, Kiều đã không giấu được vẻ choáng ngợp ban đầu: “Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được sống trong một ngôi nhà sang trọng như thế. Nhà kiến trúc kiểu Pháp với những đường uốn thanh thoát, những chiếc cửa sổ hình vòm giăng đầy hoa ti gôn thơ mộng mở ra một không gian thoáng mát rất dễ chịu. Đồ đạc trong ngôi nhà cũng không kém phần sang trọng. Bộ phô tơi da mầu kem nhạt rất ăn với mầu tường mầu be vàng của phòng khách. Chưa bao giờ tôi được ngồi trên một chiếc ghế rộng rãi và êm ái như thế. Chiếc tủ li đặt khiêm nhường ở góc phòng với những bộ li tách pha lê và những chai rượu ngoại đắt tiền. Gần cửa sổ là chiếc đồng hồ quả lắc, dễ phải cao đến ngang đầu tôi. Nước gỗ trên chiếc đồng hồ đã bắt lên mầu gụ bóng loáng. Phòng ngủ của cái Phương được sơn mầu hồng nhạt, những chiếc rèm cũng cùng mầu, tạo nên một không gian thật ấm áp. Rồi còn cả một tủ váy áo các loại mà bất kỳ đứa con gái nào cũng thèm muốn được sở hữu.” [16, tr. 51, 52]. Sự choáng ngợp nhanh chóng đi

qua, nhìn bức ảnh ông bố nuôi của Phương treo trên tường khiến cho Kiều có cảm giác bất an, sờ sợ. Kiều không hiểu nổi cô sợ gì, một thứ sợ hãi mơ hồ, bất chợt thoáng qua nhưng ám ảnh rất lâu. Sự nhạy cảm của một người con gái khiến Kiều hiểu rằng ngôi nhà đó không phải là nơi an toàn, và cũng chẳng phải là nơi cô có thể ở nhờ lâu được. Phong Điệp giỏi gợi ra cảm giác bất trắc của cuộc sống đô thị từ những điều mơ hồ.

Không chỉ cảm thấy sự bất an trong ngôi nhà của bố nuôi Phương, Phong Điệp còn để người đọc cảm nhận rõ sự bất an của Kiều khi đến dạy cu Tũn. Bề

ngoài là một không gian khá yên bình và thơ mộng: “Đó là một ngôi nhà ba tầng bề thế nằm trong khu tập thể Kim Liên. Trước hiên nhà là một giàn hoa giấy sum suê đang trổ hoa. Những chùm bông đỏ như lửa giăng quanh bờ tường mầu vàng nhạt vẫn còn loang lổ những vệt nước ẩm ướt, dấu vết của trận mưa từ đêm hôm trước.” [16, tr. 72]. Nhưng bước vào ngôi nhà, sự yên ổn trong tâm hồn Kiều đã không còn: “Ngôi nhà rộng, nhiều phòng với đầy những đồ đạc đắt tiền, nhưng không hiểu sao tôi cứ có cảm giác sờ sợ bởi không khí lạnh lẽo, âm âm quanh quất bên mình.” [16, tr. 81]. Kiều đã tìm cách lí giải cho nỗi sợ vô hình đó: “Sống được một thời gian ở nhà ông chủ Hùng, tôi luôn cảm giác có một điều gì đó bất ổn mà tự mình không tài nào lí giải nổi. Có thể bởi tại không khí âm âm ở ngôi nhà ba tầng khép cửa im ỉm suốt ngày nên thiếu ánh sáng mặt trời. Cũng có thể bởi những biểu hiện lạ lùng của bà giúp việc. Cả đứa trẻ mà tôi đang dạy với những phút lơ đãng khó hiểu của nó...” [16, tr. 95]. Nhưng chưa khi nào cảm giác bất an, nguôi ngoai trong lòng cô. Cảm giác của Kiều phải chăng là do cô đã quá quen với lối sống làng quê luôn quan tâm gắn bó với nhau bằng tình cảm thân thiết của tình làng nghĩa xóm, hay quen với lối sống sinh viên chân thật giản dị mà yên bình. Nay sống với những ánh mắt lạnh lùng của người đô thị cô luôn có cảm giác bất an. Cảm giác bất an mơ hồ của Kiều nơi đô thị chắc hẳn không chỉ là của riêng cô. Đằng sau sự hào nhoáng nơi đô thị là những cám dỗ, những cạm bẫy đầy ma mị mà nhiều cô gái không đủ tỉnh táo bị cuốn vào để nhận những đắng cay, tủi nhục. Phong Điệp đã tạo được sự ám ảnh với người đọc về một không gian thành thị đầy bất trắc.

Không gian thị thành bất trắc trong tiểu thuyết Phong Điệp còn là những căn phòng công sở chật chội với ánh nhìn lườm nguýt, dè bỉu của “đao to búa

lớn”, của trò mèo vờn chuột, của những thứ xảo trá và cả sự hèn nhát, yếu đuối,

vô vàn điều phức tạp, bát nháo, những thủ đoạn hãm hại lẫn nhau. Không gian ấy là Văn phòng luật Chính Nghĩa nơi Kiều trong Lạc chốn thị thành được nhận vào

đủ lời dè bỉu, chế giễu, bị nói xấu, bị tẩy chay, rồi bị hãm hại bằng những thủ đoạn hèn kém. Khi thì chiếc máy tính hỏng, khi thì những bản in được thực hiện vô tội vạ nhân lúc cô không có mặt. Những thủ đoạn mà với một cô gái chân thật như Kiều chưa khi nào nghĩ đến. Không gian viện nghiên cứu nơi Hạ trong Blogger

làm việc cũng là một không gian bất trắc. Với một nhân viên quèn như Hạ mà có bao nhiêu cạm bẫy luôn rình rập cô. Đó làm lão sếp giở đủ chiêu trò để chiếm đoạn thân xác cô. Đó là những cuộc đấu đá nội bộ mà cô là cái cớ để người ta hạ bệ nhau. Chưa bao giờ Hạ thấy mình được yên ổn dù là ở cơ quan hay nơi phòng trọ với Quân. Kiều và Hạ cũng không biết khi nào tai họa sẽ ập xuống đầu mình. Không gian công sở dưới góc nhìn của Phong Điệp không phải là môi trường làm việc thân thiện. Trong không gian đó, mọi sinh lực của nhân viên không dành cho công việc. Sức lực, nhiệt huyết cống hiến của họ bị bào mòn bởi bao nỗi bất trắc, thường trực bủa vây, treo lơ lửng trên đầu. Thành phố quả là nơi bất trắc với những thân phận bé nhỏ như Kiều, như Hạ.

Không gian công sở của Cô ở Ga kí ức lại bất trắc theo một khía cạnh khác. Không có những toan tính thấp hèn, không có những thủ đoạn bỉ ổi nhằm hãm hại nhau, không có những cuộc “săn mồi” của những con thú lớn, Phong Điệp mang đến cho người đọc cảm nhận về một không gian bệnh viện tâm thần ngày càng ngột ngạt: “Càng ngày, con bệnh đổ về càng đông, với các biểu hiện phức tạp hơn. Bệnh viện đứng trước nguy cơ quá tải. Y bác sĩ bệnh viện thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng khi phải đối đầu với quá nhiều diễn biến phức tạp.”[22, tr. 78]. Sự ngột ngạt căng thẳng có lúc khiến cô “ngỡ mình cũng sắp trở thành một bệnh nhân trong số trong số hàng ngàn bệnh nhân, chòng chọc ngồi chờ vào mỗi sáng, đợi đến lượt mình được phát thuốc.”[22, tr. 78]. Qua không gian bệnh viện, qua sự cảm nhận của Cô, Phong Điệp đã cảnh báo một nguy cơ tệ hại mà con người sống trong không gian đô thị sẽ phải đối diện: “Khi cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn, tiện nghi hơn, thì người hoang tưởng ngày càng nhiều.”[22, tr. 78]. Minh chứng rõ nhất cho sự hoang tưởng của cư dân sống trong không gian

trong mắt y là một nơi ồn ào, đông nghịt, y bị biến thành “món nhậu” trong các cuộc tụ tập đông người, chúng chòng ghẹo, săm soi y, đồng nghiệp xa lánh, kì thị y. Những điều đó khiến y sợ hãi, chọn nơi trú ẩn là không gian của những cái toilet trong cơ quan và bệnh viện. Chỉ ở trong không gian của những cái toilet y mới thấy dễ chịu, mới thấy yên ổn. Đến khi y quyết định đến bệnh viện cầu cứu các bác sĩ, là bệnh nhân của cô thì cuộc đời y đã không còn hy vọng. Giá như y không đến thành phố thì chưa chắc y đã thê thảm đến thế. Có thể nói, giữa dòng chảy phát triển của thành phố, y và cô đều trở nên bơ vơ và chệch nhịp, lo lắng, sợ hãi. Chốn thị thành ấy chứa nhiều căn bệnh tâm lý của con người đương đại, nó tấp nập, hối hả và đầy rẫy những điều phải lo toan. Cảm giác về sự bất trắc của không gian đô thị không còn mơ hồ mà đã dần hiện hữu cụ thể qua từng trang viết của Phong Điệp.

Có lẽ, không gian nhà nghỉ và không gian các phòng khám tư là những không gian quen thuộc đối với cư dân đô thị. Thành phố phát triển, vui chơi, giải trí, nhu cầu có không gian riêng tư cho nghỉ ngơi thư giãn là nhu cầu hết sức cần thiết. Đổi mới kinh tế làm cho bộ mặt đô thị khởi sắc, lối sống phương Tây du nhập đã làm thay đổi quan niệm sống của một bộ phận lớn cư dân đô thị. Nhà nghỉ mọc lên như nấm sau mưa để đáp ứng nhu cần không gian riêng tư cho hoạt động tình dục của cư dân đô thị. Nguyễn Việt Hà với tình yêu Hà Nội yên bình thơ mộng của không gian phố cổ đã chua xót cho rằng: "Nhà nghỉ nhiều nhan nhản đã làm cho Hà Nội trở nên một con đĩ thập thành". Phong Điệp không bộc

lộ cảm xúc, Chị không đi sâu vào khai thác không gian nhà nghỉ như một mặt tối của không gian đô thị. Dưới góc nhìn của một nhà văn nữ, bằng chi tiết miêu tả chân thực, không gian nhà nghỉ hiện lên với sự bất an và mất vệ sinh: “Còn lại mình Hạ giữa những giường đệm nhớp nhúa mùi của những cuộc giao hoan... Bằng chứng là vài sợi lông đen nhưng nhức còn lưu lạc trên mép giường và sàn nhà. Chắc là sau vài cái phủi tay của người dọn phòng “biết việc” trên chiếc ga giường nhàu nhĩ. Miễn là dọn dẹp, căng trải sao cho thật nhanh, để còn kịp đón

khách. Nhét vội cái bao ok dưới đệm, đặt lại dép trên sàn, giật nước trong nhà vệ sinh. Thế là đủ để đón khách.”[22, tr. 64]. Mùi nhớp nhúa của những cuộc giao hoan, những sợi lông vương lại, ga giường nhàu nhĩ, mùi nước hoa rẻ tiền che đậy khiến Hạ ghê tởm về sự mất vệ sinh của nhà nghỉ. Cảm giác thiếu sạch sẽ, không an toàn về mặt vệ sinh của nhà nghỉ làm Hạ buồn nôn. Hạ không trốn chồng, tìm đến nhà nghỉ như một nơi an toàn kín đáo để thỏa mãn nhu cầu sinh lí với bồ. Cũng chẳng tìm đến nhà nghỉ như một không gian riêng tư để thỏa mãn yêu đương. Những lần làm tình cùng Quân ở những nơi công cộng chỉ khiến Hạ xấu hổ thì việc đến nhà nghỉ với lão sếp khiến Hạ bất an. Lúc này, Hạ là con thú non, bị săn đuổi, bị dồn vào một không gian mà ở đó lão sếp có thể nhẩn nha nhắm nháp con mồi là Hạ. Hạ rơi vào tình trạng bị dồn ép vì nỗi lo mất việc nếu không chiều lòng lão sếp già. Với cảm nhận riêng của Phong Điệp, không gian nhà nghỉ không phải là nơi an toàn, riêng tư cho nhân vật nữ của chị. Ở đó luôn là nỗi bất an, ám ảnh nhân vật của chị. Đằng sau không gian nhà nghỉ thấp thoáng bộ mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)